Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014


Nhưng không chỉ nhiều năm trước mà kể cả hiện thời, những vật tư đầu vào chủ yếu của sản xuất nông nghiệp đều dựa vào Trung Quốc đến mức phụ thuộc. Hầu hết giống lúa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên đồng ruộng Việt Nam nhưng nguồn gốc xuất xứ lại là Trung Quốc. Thâm canh lúa lai đã có "thâm niên” ở nhiều địa phương nhưng thật đáng kinh ngạc khi biết rằng, giống lúa lai bà con nông dân đang sử dụng có nguồn gốc nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng hơn 60%. Trung bình mỗi năm, Việt Nam mua giống lúa lai của Trung Quốc lên đến gần 15 ngàn tấn. Cả nước hiện có hơn 100 đơn vị được cấp đăng kí sản xuất lúa lai, nếu làm đúng chức năng, đây là mạng lưới cung cấp giống lúa lai gắn với thương hiệu Made in Việt Nam. Trớ trêu thay, số đông các đơn vị nói trên đều tạo lúa lai bằng cách nhập khẩu từ Trung Quốc, sau đó bán cho bà con nông dân để hưởng chênh lệch giá.


Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là những đầu vào không thể thiếu đối với sản xuất nông nghiệp, tác dụng khác nhau nhưng hai loại vật tư này có chung chỉ số: hơn 50% trong tổng số lượng nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Năm 2013, có gần 2,5 triệu tấn phân bón của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam, tăng hơn 300 ngàn tấn so với 2012. Mỗi tháng Việt Nam phải chi ra hơn 70 triệu USD để nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc. Riêng 2013 tổng giá trị nhập khẩu phân bón của Trung Quốc lên đến gần 850 triệu USD.


Riêng thuốc bảo vệ thực vật kinh doanh trên thị trường, hơn 50% xuất xứ từ Trung Quốc. Nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật tuồn vào Việt Nam không bảo đảm chất lượng, thậm chí còn gây ra tai họa kinh hoàng. Nhãn mác là thuốc diệt cỏ nhưng khi sử dụng lại hủy diệt các loại cây trồng và làm "chết” đất. Thuốc kích thích siêu tốc làm cho hoa quả và cây màu lớn nhanh như thổi nhưng ẩn chứa nhiều độc tố đáng được coi là tội ác. Dư luận xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng liên tục cảnh báo nhưng chưa thể nói hết hiện trạng cũng như hậu quả khôn lường phát sinh từ "rừng” thuốc bảo vệ thực vật nhập ngoại.


Việt Nam liên tục nhập siêu khủng từ Trung Quốc, với chiều hướng năm sau cao hơn năm trước. Cách đây 1 năm, tổng giá trị nhập siêu từ Trung Quốc xấp xỉ 19 tỷ USD, đến 2013 chỉ số nhập siêu tăng lên ở mức vượt qua 20 tỷ USD. Nhập siêu từ Trung Quốc không giảm mà còn tăng mạnh, trong đó có phần "đóng góp” không nhỏ từ việc nhập khẩu các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, mà điều đó lẽ ra trong nước hoàn toàn có thể làm được.


Bá Tân

0 nhận xét:

Đăng nhận xét