Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Petrolimex

 CôngThương -Trân trọng quá khứ hào hùng

PV. Nhân dịp xuân về và cũng là dịp kỷ niệm 58 năm ngày thành lập Petrolimex ông có thể chia sẻ điều gì về chặng đường đã qua của Tập đoàn ?

Tiến sĩ Bùi Ngọc Bảo: Ngày 12.01.2014 Petrolimex tròn 58 tuổi. 58 năm qua, có thể nói, Petrolimex đã trải qua nhiều thăng trầm cùng đất nước. Đó là một quá khứ hào hùng. Sự phát triển của Petrolimex có được như này hôm nay là trên nền tảng vững chắc do công sức của rất nhiều các anh lãnh đạo, CBCNV-NLĐ lớp lớp các thời kỳ gây dựng lên.

Lịch sử hình thành và phát triển Petrolimex gắn liền một cách chặt chẽ máu thịt với lịch sử phát triển của đất nước.

Về thời kỳ thứ nhất, có rất nhiều tư liệu hình ảnh, bài viết, cuốn sách, thước phim tư liệu quý báu về giọt xăng - “giọt máu”, về Petrolimex của giai đoạn lịch sử hào hùng này. Ngay tại trụ sở của chúng tôi tại số 1 Khâm Thiên thì có Bia tưởng niệm cố Tổng giám đốc - Liệt sĩ Phạm Văn Đạt hy sinh ngày 26.12.1972.

Giọt xăng nhận từ các nước trong khối xã hội chủ nghĩa (chủ yếu là từ Liên Xô cũ) lúc bấy giờ phải vượt qua biết bao chặng đường gian nan, hiểm trở mới đến được với Việt Nam. Cảng biển thì bị phong tỏa ngư lôi, trên đất liền thì ngày đêm bị oanh tạc, đánh phá. Thế mà xăng dầu của ta vẫn ra chiến trường, góp phần làm nên đại thắng Mùa xuân năm 1975. Đã có nhiều cách làm sáng tạo: Thả phuy xăng chảy theo dòng suối, thồ/gùi nào cõng xăng ra chiến trường. Hiện đại nhất, huyền thoại nhất là xăng dầu theo đường ống dã chiến vượt hàng nghìn km vào chiến trường. Tuyến đường ống dã chiến này do Đoàn 559 thực hiện có sự chung tay góp sức của CBCNV-NLĐ ngành Xăng dầu Việt Nam. Đây là những năm tháng khó khăn nhưng hào hùng của cả dân tộc ta. Đó là nói về thời kỳ từ năm 1956 đến năm 1975.

Sau chiến tranh thì chúng ta xây dựng lại đất nước. Tư duy kinh tế lúc bấy giờ theo mô hình kế hoạch hóa tập trung cao độ. Xăng dầu nhập khẩu 100% theo hiệp định liên Chính phủ. Cấp phát xăng dầu trong nước thực hiện bằng chỉ tiêu pháp lệnh.

Nhiều lãnh đạo cùng CBCNV-NLĐ Petrolimex lúc bấy giờ chủ yếu chuyển từ quân đội sang, từ thanh niên xung phong về. Nhiệm vụ của Petrolimex lúc bấy giờ chính trị là chủ yếu, vừa pháp lệnh vừa y như quân đội. Hoạt động xăng dầu có tính kỷ luật cao.

Đây cũng là giai đoạn hình thành các chuẩn mực. Ví như cơ sở vật chất xăng dầu, chúng ta cũng có 2 hệ thống: ở miền Bắc theo tiêu chuẩn Liên Xô, ở miền Nam của các hãng cũ. Nghiên cứu để quản lý, vận hành; đồng thời, để xây dựng các quy chuẩn, để nhất thể hóa. Nếu không có trình độ kiến thức - không thể làm nổi.

Rồi khi không còn hiệp định liên chính phủ nữa, chúng ta chuyển sang nhập khẩu xăng dầu từ “thị trường 2”( cách gọi các nước ngoài khối XHCN lúc bấy giờ) . Xăng dầu họ có đó, nhưng họ không bán chịu. Chúng ta thì không có ngoại tệ mạnh. Ngay cả việc cách thức đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán,v.V… cũng là những quy chuẩn khác.

Một sáng kiến đã được Chính phủ chấp thuận: Các doanh nghiệp xuất khẩu có ngoại tệ thì được Chính phủ cấp quyền nhập khẩu xăng dầu rồi ủy thác Petrolimex nhập khẩu, trả cho họ những lợi ích nhất định theo hợp đồng kinh tế.

Đây là giải pháp tình thế tuyệt vời, một quyết định sáng suốt để chúng ta vượt nguy (không phải là “khó” mà là “nguy”), để có đủ xăng dầu cho đất nước. Nếu không có xăng dầu thì các hoạt động sẽ bị ách tắc, đình trệ.

Nền kinh tế nhiều thành phần cũng ra đời trong giai đoạn này, từng bước tạo lập nên các thành tố sơ khai cho nền kinh tế thị trường sau này. Thật là dễ hiểu khi các chính sách của chúng ta phải có lộ trình để phù hợp với thực tế. Còn cái đích của chúng ta rõ ràng là phải thị trường. Không ai có thể đứng ngoài quy luật cả.

Ở một góc nhìn khác, chúng tôi đánh giá rằng: Đây cũng là thời điểm vàng để Petrolimex bứt phá tiến lên. Trước hết là từ công tác cán bộ. Một thế hệ cán bộ mới được hình thành từ nhiều nguồn tốt nghiệp các trường đại học trong nước và ở nước ngoài. Họ được giao nhiệm vụ đúng chuyên ngành, được lăn lộn với thực tế khó khăn và trưởng thành cũng chính từ đó.

Giai đoạn này cũng là giai đoạn phôi thai của sự đa ngành. Nhiều ngành nghề Petrolimex hiện nay trở thành Tổng công ty đã bắt đầu từ những công xưởng đơn sơ với nhiệm vụ cấp bách là tận dụng được các loại dầu thải, sản xuất được các loại dầu phổ thông nhất. Nếu không có dầu mỡ nhờn thì máy móc thiết bị không thể vận hành được. Toàn sắt thép mà trơn tru được như thế là nhờ ở dầu nhờn, mỡ máy rất nhiều các chủng loại.

Từ năm 1995 nhiệm vụ bảo đảm xăng dầu các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được Chính phủ giao Petrolimex trực tiếp đảm nhiệm. Petrolimex được xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt.

Trước đó, nhiệm vụ này được giao cho công ty vật tư tỉnh. Đây là một gánh nặng được đặt lên vai Petrolimex đúng thời điểm, đúng người - đúng việc. Từ đây, tính thống nhất và cách làm bài bản, chuyên nghiệp của Petrolimex hình thành.

Sự phát triển đó, những cung chặng đó - nó là cái lịch sử, của bối cảnh đó. Nó không phụ thuộc vào ai cả trong vấn đề tổ chức và lãnh đạo của Petrolimex. Đó là nhà nước và đó là Petrolimex.

Xuyên suốt cả 3 thời kỳ trên nổi bật lên là tinh thần “trách nhiệm - nhiệt huyết - lạc quan - tin cậy” của Petrolimex đối với đất nước. Đó chính là giá trị cốt lõi của Petrolimex mà ngày nay chúng tôi đang thừa hưởng để tiến xa hơn.

Petrolimex - công ty cổ phần đại chúng minh bạch, Tập đoàn kinh tế có trách nhiệm

PV. Petrolimex trưởng thành từ muôn vàn khó khăn, phát triển từ khó khăn đó với tầm nhìn định hướng dài hạn và luôn mang tính kế thừa, vậy sự kế thừa đó phát huy như thế nào ở thời điểm này?

Tiến sĩ Bùi Ngọc Bảo: Từ doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, ngày 01.12.2011 Petrolimex đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần đại chúng. Từ thị phần 100% về xăng dầu đã chủ động giảm dần để tạo lập thị trường, đến nay thị phần Petrolimex chỉ còn khoảng 48-50%. Hiện tại hệ thống bán lẻ xăng dầu của các doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm khoảng 30%, số còn lại là của tư nhân, của các thành phần kinh tế khác. Tỷ trọng đó của Petrolimex thì ít hơn, vào khoảng 20%.

Nếu nói tròn số thì số lượng cửa hàng bán lẻ của Petrolimex là 2.000 cửa hàng. Điều đáng nói là nó phân bổ đều khắp trên 63 tỉnh, thành phố; từ vùng thị trường thuận lợi cạnh tranh đến vùng xa xôi hẻo lánh nhất - nơi mà xăng dầu và muối là những mặt hàng dân sinh thiết yếu nhất, nó bao hàm cả ý nghĩa chính sách về mặt xã hội.

Đưa xăng dầu ngược núi thì rõ ràng là gian nan rồi, hiệu quả kinh tế không thể cao bằng so với kinh doanh ở các thành phố lớn. Nhưng đấy là Petrolimex. Cũng chính vì thế mà chúng tôi được dân tin, dân yêu.

Petrolimex là vững vàng. Giảm thị phần ở trong nước, chúng tôi vươn ra kinh doanh nước ngoài. Trước mắt ở các nước khu vực như Lào, Campuchia, Singapore; rồi từ đó vươn xa hơn, ra các nước khác trên thế giới với hình thức kinh doanh chuyển khẩu, buôn bán quốc tế.

Bên cạnh đó, chúng tôi đang chuyển dịch trung tâm xăng dầu từ ngoài nước về Việt Nam với việc xây dựng Kho Xăng dầu ngoại quan Vân Phong.

Cái này có tầm nhìn chiến lược, dài hạn; không riêng cho Petrolimex mà còn ở cấp độ quốc gia và quốc tế.

Không thể không dành cho an ninh năng lượng một sự chú trọng đủ mức cần thiết, thích đáng xét từ phương diện một quốc gia.

Petrolimex là vững vàng và định hướng tốt. Mà định hướng thì không phải ngày một ngày hai mà có. Định hướng của Petrolimex bao giờ cũng thể hiện định hướng của Chính phủ, của trách nhiệm các thế hệ lãnh đạo Petrolimex.

Đó là nói về xăng dầu - mặt hàng chủ lực mà Petrolimex vẫn tiếp tục là trụ cột bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước ngay cả trong bối cảnh nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam đã vận hành hết công suất.

Bên cạnh đó, Petrolimex có những ngành hàng khác quy mô toàn quốc với các hàng hóa, dịch vụ đã ăn sâu vào tâm thức người tiêu dùng: Dầu nhờn Petrolimex, Gas Petrolimex có hệ thống phân phối lớn, tổ chức kinh doanh bài bản với tính chuyên nghiệp cao.

Các Tổng công ty này không chỉ đơn thuần là “thương mại dịch vụ” mà còn trực tiếp sản xuất nữa. Các loại dầu nhờn Petrolimex do Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (PLC) sản xuất tại Thượng Lý (Hải Phòng) và Nhà Bè (TP. Hồ Chí Minh) có chất lượng như các hãng dầu nhờn hàng đầu thế giới, được nước ngoài công nhận - đó là một thực tế. Rồi vận tải biển, Tổng công ty Vận tải thủy (PG Tanker) có đội tầu dầu mạnh nhất Việt Nam. Rồi Bảo hiểm Pjico, Ngân hàng PG Bank, … đang phát triển với sự khác biệt, phát huy lợi thế so sánh, có mũi nhọn để vươn lên đứng đầu trong lĩnh vực đó.

Một số lĩnh vực mũi nhọn Petrolimex cũng ở vị trí hàng đầu ví như xây lắp thiết kế. Công ty cổ phần Xây lắp I (PCC-1) gắn liền với công trình lịch sử “B12” (tuyến ống xăng dầu), Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex (PEC) trước đây là Viện Thiết kế các công trình xăng dầu trực thuộc Bộ Vật tư, . Có thể quy mô các đơn vị này chưa phải là to lớn nhất; nhưng xét về độ tiên phong, hiện đại, chuyên nghiệp và sản phẩm của nó thì rõ ràng là ở vị trí hàng đầu.

Chính vì thế, năm 2013 là năm khó khăn (ở đáy khủng hoảng), chúng tôi vẫn hoàn thành các chỉ tiêu Đại hội đồng cổ đông giao. Đấy là nói về tổng thể, về hợp nhất kế toán, ngành nọ bù ngành kia; và đương nhiên là nó là kết quả của việc thực thi quyết liệt rất nhiều giải pháp: Tiết kiệm, thi đua lao động sản xuất, đẩy mạnh kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác của Petrolimex,…. Riêng xăng dầu thì Quý I và Quý IV coi như hòa vốn, dù nhiều thời điểm lợi nhuận định mức Nghị định 84 quy định 300 đồng/lít bị tiết giảm hoặc bị cắt như hiện nay chẳng còn đồng nào.

Nói về nền kinh tế thì nó bị ảnh hưởng chung thôi. Kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn khủng hoảng, chưa phục hồi. Nói ngay xăng dầu là ví dụ cụ thể nhất. Suốt các năm 1990-2000 mức tăng trưởng xăng dầu luôn là 2 con số. Năm 2013 chỉ có bán lẻ cho tiêu dùng nhỏ lẻ là tăng trưởng bởi đó là cái thiết yếu. Còn bán buôn cho các hộ tiêu dùng công nghiệp thì giảm mạnh. Điều đó cho thấy sản xuất của chúng ta còn khó khăn, chưa phục hồi. Theo đó, luân chuyển hàng hóa cũng giảm theo. Xuất khẩu xăng dầu (tạm nhập - tái xuất) sang các nước chung đường biên giới bộ cũng giảm mạnh.

Trong khó khăn đó, điểm sáng của chúng ta là chính sách tiền tệ ổn định. Ổn định tỷ giá, lãi suất và kiềm chế lạm phát; niềm tin của người tiêu dùng đang tốt lên. Điều này nó tương tác lẫn nhau. Nhờ ổn định tỷ giá mà kinh doanh xăng dầu không bị cú sốc tỷ giá. Ai cũng biết khi đồng nội tệ mất giá hoặc phá giá thì có lợi cho xuất khẩu nhưng không có lợi cho nhập khẩu. Mà xăng dầu của chúng ta, hiện tại nhập khẩu vẫn là chủ yếu. Bên cạnh đó, sự kiềm chế lạm phát không thể không nói đến công của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Nói như vậy mới là công bằng, khách quan.

Năm 2013 cũng là năm ngân sách khó khăn. Petrolimex nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, ở mức lớn. Đó là luật nhưng cũng cần sự tự giác và ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp. Trong khó khăn thì sự chung sức đồng lòng càng trở lên quan trọng, có ý nghĩa. Nói về nộp ngân sách, chúng tôi đóng góp khoảng 5%, còn nếu nói toàn ngành xăng dầu, theo tôi, ở mức 10% .

Petrolimex - để tiến xa hơn

PV - Slogan của Petrolimex là “để tiến xa hơn”. Petrolimex sẽ làm gì để tiến xa hơn và cụ thể các ông sẽ làm gì trong năm 2014, 2015 và các năm tiếp theo?

Tiến sĩ Bùi Ngọc Bảo: Năm 2014, 2015 Petrolimex tiếp tục hiện thực hóa kế hoạch 5 năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1117. Tất nhiên, giữa nhiệm kỳ thì chúng tôi có những rà soát, đánh giá lại; đặc biệt là những thực tế khách quan để có các hiệu chỉnh phù hợp. Phải “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Không thể cứng nhắc hoặc tùy tiện trong vấn đề chiến lược, dài hạn. Dự án lọc dầu sẽ tiếp tục tìm kiếm để thúc đẩy nhanh.

Bên cạnh tái cấu trúc cho nhỏ gọn hơn nhưng hiệu quả hơn, thì tập trung phát hành cổ phiếu theo lộ trình đã xác định là đến hết 2015 sẽ phát hành thêm 20% nữa để giảm thị phần của nhà nước còn 75%; tăng tính công chúng cho doanh nghiệp, trở thành đại chúng thực sự.

Nội bộ Petrolimex thì tập trung phát triển mạnh các đường hướng, ngành hàng đã rõ nét, đang đi lên; nền tảng của nó là phát huy tính hệ thống - đặc trưng sức mạnh Petrolimex. Tiếp theo dự án ERP (quản trị nguồn lực doanh nghiệp) thì hoàn thành Egas (Phần mềm quản lý cửa hàng xăng dầu) trong năm 2014. Petrolimex là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng giải pháp tiên tiến nhất trong quản trị doanh nghiệp với độ chính xác cao và tức thì. Nhiều bài toán quản lý, dự báo sẽ do các công cụ này giải quyết, như vậy nó sẽ có cơ sở để quyết định các vấn đề đặt ra.

Ngay từ bây giờ Petrolimex đã phải nghiên cứu các công việc cho nhiều năm tiếp theo, như: Đưa Ethanol vào lưu thông theo lộ trình Chính phủ (tất nhiên cái này còn phải kiến nghị thêm) để bảo đảm tiêu dùng cây sắn cho nông dân, xu hướng tiêu dùng của phương tiện vận tải hàng hóa và phương tiện cá nhân cũng sẽ thay đổi. Xe tải thì dùng khí tự nhiên lỏng (LNG) thay cho điêzen, xe hơi thì lai điện (Hybrid), … hệ thống cửa hàng xăng dầu Petrolimex hiện nay sẽ phải bắt nhịp được sự thay đổi đó để phát triển. Trước mắt, tập trung gia tăng các dịch vụ hài lòng khách hàng tại cửa hàng: đa dạng hóa hàng hóa Petrolimex (dầu mỡ nhờn, gas, sơn, bảo hiểm, thanh toán bằng thẻ (Flexicard), chuyển tiền nhanh (Flexipay),… tới các dịch vụ khác theo motiv của nước ngoài (phục vụ các thực phẩm, hàng hóa thiết yếu khác cho người tiêu dùng). Đương nhiên là phải tạo lập bằng được sự khác biệt về nhận diện Petrolimex với tính nhất thể hóa cao. Thương hiệu là khoa học, là minh bạch cho mình và góp phần minh bạch thị trường xăng dầu tại Việt Nam.

Phải tiến lên, phải nỗ lực nhưng với tầm nhìn dài hạn mang tính thực tiễn. Tôi mong rằng Năm mới tất cả chúng ta, đất nước ta đều tiến lên, mã đáo thành công.

Theo Petrolimex

Ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Petrolimex

PHẢN HỒI


Sắc đào rực rỡ - Ảnh T.Hương

Tôi cũng như mọi người, không nói ra thì ai cũng đều biết rằng Tết Nguyên đán là một tập tục thiêng liêng ngàn đời của người Việt chúng ta. Nhưng đó là về mặt văn hóa. Còn với kinh tế thì cần phải xem lại.

Ngày xưa, khi nền kinh tế còn tự cung tự cấp với phương thức sản xuất nông nghiệp cá thể lạc hậu, cơm nhà nào nhà đó ăn, việc nhà nào nhà đó làm, thì chuyện nghỉ từ đầu tháng chạp cho đến gần hết tháng giêng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sự phát triển chung của xã hội. Các gia đình tự lo cho mảnh ruộng khu vườn con trâu, con bò của mình, tự thu xếp sao cho ổn là được, còn xã hội không ảnh hưởng gì đến việc ăn Tết của người dân.

Nhưng thời đại ngày nay không thể như thế được. Chỉ cần một ngành sản xuất ngừng lại là cả xã hội phải ngừng theo. Hơn nữa chúng ta bây giờ đã hội nhập quốc tế, nền kinh tế chúng ta cũng đã hòa vào nền kinh tế thế giới, thì càng có ảnh hưởng lớn. Thế nhưng chúng ta vẫn duy trì một tập quán có từ ngàn đời xưa mà không hề thay đổi cải tiến, ngược lại còn làm cho nó trầm trọng thêm như việc xin Thủ tướng cho nghỉ đến 9 ngày Tết như vừa qua.

Việc ăn Tết của chúng ta có ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế? Tôi xin liệt kê một số ảnh hưởng nhìn thấy rõ sau đây nhưng chắc chắn là sẽ không đầy đủ vì còn nhiều thiệt hại không thể “nhìn” thấy mà phải qua công tác thống kê.

Trước hết là sự trì hoãn việc thực hiện một số công việc mà lẽ ra cần làm ngay.

Bắt đầu từ đầu tháng chạp, không khí “muốn nghỉ” đã bao trùm trong tư tưởng mọi người. Ai cũng thấy những ngày còn lại trước khi giao thừa là khoảng thời gian “tạm bợ”. Cái gì cũng tặc lưỡi, thôi để qua Tết đi. Không chỉ là chuyện nhỏ nhỏ như sắp xếp cái gì đó trong nội bộ công ty, mà đến cả việc ký hợp đồng làm ăn với bên ngoài, rồi những chuyện lớn hơn như khai trương động thổ những dự án lớn, hợp tác liên doanh với đối tác tiềm năng… Tất tần tật đều theo cái tư tưởng “chờ qua Tết”.

Tôi lấy một thí dụ trong ngành sản xuất phim, là việc khởi quay một bộ phim truyền hình dài tập hiện nay. Chỉ trừ một vài trường hợp đặc biệt như đi coi ngày khởi quay mà thầy phán bộ phim này phải khởi quay trong tháng chạp, không được để qua năm mới sẽ gặp xui thì người ta mới khởi quay. Còn lại tuyệt đại đa số đều bỏ tháng chạp cho nhảy qua tháng giêng. Vì một bộ phim truyền hình dài cỡ 30 tập thì nhanh nhất cũng phải quay mất hơn 2 tháng. Như vậy nếu quay tháng chạp lại kẹt cái Tết ở giữa, nhân sự đoàn phim và diễn viên về quê ăn Tết thì gián đoạn khúc giữa rất lâu. Thành thử ra người ta chờ tết nhất xong xuôi, qua mùng mười hoặc qua rằm mới khởi quay cho mọi việc suôn sẻ. Như vậy thì tập tục ăn Tết trong thời kỳ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến một ngành sản xuất hiện đại như sản xuất phim.

Tôi lấy thêm một ví dụ khác trong ngành xây dựng, là việc xây một căn nhà mới. Cũng như khởi quay một bộ phim truyền hình dài tập, không ai chịu khởi công xây dựng một căn nhà mới vào tháng 11 hoặc tháng chạp mà phải đợi qua tháng giêng. Đó chỉ là 2 ví dụ nhỏ, tôi nghĩ nhiều người khác có thể đưa ra những ví dụ nghiêm trọng hơn. Tôi cho rằng cách làm “đẩy lùi dự án” này ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.

Song song với việc đẩy lùi các dự án mới, công việc mới, thì việc giảm sút chất lượng lao động trong thời gian trước và sau Tết trong một số lĩnh vực cũng xảy ra, có khi rất nghiêm trọng. Trước hết là khu vực công, bao gồm bộ máy hành chính và các đơn vị nhà nước khác. Tinh thần làm “chiếu lệ” bắt đầu có từ lúc qua ngày “hâm” mà thực sự rõ nét là ngày 23 tháng chạp - ngày đưa ông Táo về trời. Ngày này và các ngày sau, nhiều sếp nghỉ từ 2-3 giờ chiều để dự tất niên hết nơi nọ tới nơi kia. Có khi sếp nghỉ từ 11 giờ trưa nếu gia chủ tất niên vào buổi trưa, và chiều hôm đó sếp say nên sếp ngủ ở nhà luôn.

Sau Tết thì từ ngày làm việc đầu tiên cho đến mùng 10, sếp lại tất bật dự tân niên. Sếp nghỉ sớm thì xin thưa rằng, nhân viên không thể làm chạy việc, do nhiều cái phải chờ sếp quyết định. Sự chểnh mảng trong khu vực này ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng.

Đối với khu vực kinh tế tư nhân, chất lượng làm việc được kiểm soát chặt chẽ hơn nhưng khu vực này bị ảnh hưởng từ khu vực công do khu vực công bị chểnh mảng trong công việc như đã nói. Ngoài ra, trong giai đoạn nhân viên và công nhân nghỉ Tết, các đơn hàng không thể thực hiện, nên khi ký kết với nước ngoài thì phía VN cũng phải điều chỉnh ở chỗ này. Và như vậy cũng sẽ mất sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Phía trên tôi nói đến những cái Tết mà khoảng cách giữa “Tết Tây” và “Tết ta” cách nhau xa, khoảng giữa hai tết còn “xài được” chút chút. Nhưng thí dụ như năm nay, ngày 1 tết dương lịch chỉ cách mùng 1 tết truyền thống của chúng ta có 30 ngày, nên không khí “giao thời” kéo dài từ tết này qua tết kia luôn.

Hiện nay mới đầu tháng chạp nhưng nhiều công việc không thể triển khai được, gõ cửa nhiều đơn vị họ đều hẹn qua Tết. Bạn tôi có 1 dự án cần tổ chức một cuộc lấy ý kiến của các ban ngành, nhưng được biết là phải bỏ 2 tháng trước và sau Tết, phải qua đầu tháng 2 âm lịch mới làm được, do những người có trách nhiệm không thể đọc dự án trong thời gian cận trước và cận sau Tết trong phạm vi 2 tháng.

"Tháng giêng là tháng ăn chơi..." - Câu ca dao có từ thời xưa - khi mà chúng ta còn “con trâu đi trước cái cày đi sau”, đến nay chúng ta đi vào nền kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng trong suy nghĩ của chúng ta vẫn còn y chang như cũ, thậm chí còn muốn lạc hậu hơn thế nữa. Tôi nghĩ, Tết Việt đã không còn phù hợp với một nền kinh tế hiện đại như bây giờ. Hoặc là phải xóa bỏ nó, hoặc là phải cải tiến cho phù hợp với tình hình mới. Nếu không, nó sẽ là bước cản lớn cho sự phát triển của đất nước chúng ta.

 Trần Đình Thu (*)

 (*) Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một luật gia, nhà báo, đạo diễn sống tại TP.HCM 


Đoàn kiểm tra liên ngành của Sở Y tế Hà Nội đang tiến hành kiểm tra rau củ tại siêu thị Big C. Ảnh: Khánh Chi

Tại 2 siêu thị, đoàn liên ngành đã tập trung kiểm tra chất lượng các sản phẩm như các loại bánh, mứt, kẹo phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán và rau an toàn.

Đối với siêu thị Big C, đoàn đã đánh giá cao công tác chuẩn bị phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp tết. Tại thời điểm kiểm tra, siêu thị đã xuất trình được đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý như giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, các giấy tờ nguồn gốc xuất xứ của các loại thực phẩm…

Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, đoàn đã phát hiện 11 loại rau an toàn không có nhãn mác và không ghi xuất xứ hay nhà cung cấp… Đoàn đã lấy mẫu xét nghiệm các sản phẩm như xúc xích, ô mai, mứt, kẹo dẻo…

Đối với siêu thị Ocean mart, tại thời điểm kiểm tra, siêu thị chưa xuất trình được các loại giấy tờ pháp lý về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.15 loại rau an toàn tại siêu thị cũng không có nhãn mác. Đoàn đã yêu cầu siêu thị cần khắc phục ngay những thiếu sót trong quá trình kiểm tra; các sản phẩm đóng gói, san bao phải có nhãn mác đầy đủ…Đoàn cũng đã lấy mẫu xét nghiệm một số sản phẩm như mứt, hạt dẻ cười, hạt điều…

Ông Nguyễn Khắc Hiền cho biết, tất cả các sản phẩm lấy mẫu xét nghiệm sau khi có kết quả sẽ được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để người dân biết và có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm chất lượng tốt.

“TP. Hà Nội đã thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm, trong thời gian tới sẽ tăng cường kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón Tết an toàn”, ông Hiền cho biết thêm.

 Minh Châu 



Tòa nhà Xi măng Xuân Thành đóng trên địa bàn thôn Bồng Lạng,

Xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, Hà Nam


Theo tìm hiểu của chúng tôi, vào những năm 2004 – 2008, thôn Bồng Lạng có đến 4 nhà máy xi măng được phê duyệt đi vào hoạt động và ngày đêm nhả khói, đó là: Xuân Thành, Hoàng Long, Thanh Liêm, Tràng An… Tuy nhiên, đến nay chỉ còn 2 nhà máy hoạt động thường xuyên là: Xuân Thành, Hoàng Long, còn nhà máy xi măng Thanh Liêm chỉ hoạt động cầm chừng.


Với một thôn nhỏ, diện tích chỉ chừng 1,1 km2, với 900 hộ/3000 nhân khẩu như Bồng Lạng, thì 3 nhà máy nhả khói một lúc đã là việc "quá tải”. Bằng chứng là môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhà cửa, cây cối, vật dụng sinh hoạt của người dân luôn trong tình trạng ám màu bụi trắng xóa. Khói bụi đã "hành hạ” cuộc sống của người dân hàng chục năm qua.


Trao đổi với chúng tôi trong bầu không khí hỗn độn khói bụi, bà Nguyễn Thị Tứ nhà ở thôn Bồng Lạng cho biết: Nhà cửa vườn tược nhà chúng tôi bị khói bụi của các nhà máy xi măng phủ trắng. Thật vậy, từ ngã rẽ QL1A vào nhà máy xi măng Xuân Thành, chúng tôi đã chứng kiến những đoàn xe tải trọng lớn qua lại quần đảo. Vào gần phía đầu cầu Bồng Lạng, mặc dù lúc này là khoảng 3 giờ chiều, khi cột khói của nhà máy xi măng Xuân Thành không xả khói, song nhà cửa cư dân nơi đây vẫn tiêu điều, phủ một màu trắng xóa. Ông Nguyễn Văn Nghĩa, một người dân trong thôn cho biết: "Thấy dân chúng tôi kêu quá, ban ngày họ án binh bất động vậy thôi, chứ đến đêm là họ xả khói mù mịt trời đất, không biết mùi khói đốt từ hóa chất gì mà cứ khét lẹt…”.


Sau bao năm đội đơn kiến nghị lên cơ quan chức năng về tình hình môi trường ô nhiễm không kết quả, ngày 29-12- 2013, nhiều người dân địa phương đã tập trung đông người, dựng lều, chặn đường, ngăn xe qua lại, thậm chí mang cả quan tài đến "quây” cổng Nhà máy Xuân Thành, vì cho rằng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân.


Về việc này, ông Nhữ Xuân Thứ, Chủ tịch UBND xã Thanh Nghị cho biết: Ngay sau khi xảy ra vụ việc, các cơ quan chức năng trong tỉnh đã có mặt tại địa bàn để cùng chính quyền địa phương và doanh nghiệp giải quyết. Cho đến chiều 2-1-2014 người dân xã Thanh Nghị đã giải tán khỏi khu vực trước cổng Nhà máy xi măng Xuân Thành, sau khi những yêu cầu của họ được đáp ứng. Tuy nhiên, ông Thứ cũng cho biết thêm: Tham gia lưu thông ở tuyến đường này không chỉ có xe của Nhà máy Xuân Thành, mà còn có một số doanh nghiệp khác cũng tham gia sản xuất xi măng và khai thác vật liệu xây dựng. Lượng xe tải của mỗi đơn vị này lên hàng trăm, thậm chí vài trăm chiếc lưu thông qua lại hàng nghìn lượt trên đường mỗi ngày cũng là một nguyên nhân làm cho bầu không khí ô nhiễm bụi trầm trọng thêm.


Bên dòng sông Đáy hiền hòa, Bồng Lạng ngày xưa chỉ là ngôi làng nhỏ, thanh bình thì nay đã thành một làng quê xơ xác vì ô nhiễm khói bụi. Trước hiện trạng môi trường bức xúc, đề nghị cơ quan chức năng cùng địa phương Hà Nam sớm vào cuộc can thiệp, nhằm đảm bảo môi trường sống cho người dân.


Kim Chiến – Nguyễn Thu

 Chia sẻ khó khăn, đồng hành với người tiêu dùng 

Nhằm mục đích đưa những sản phẩm được sản xuất theo công nghệ hiện đại với chất lượng và hương vị truyền thống đến gần hơn với bữa ăn trong từng gia đình Việt đồng thời, góp phần chia sẻ những khó khăn với người tiêu dùng, Ban Giám đốc Công ty VISSAN đã kết hợp với hệ thống các siêu thị hàng đầu - với mạng lưới bán lẻ hiện đại, tỏa khắp thành phố và vươn rộng ra cả nước - tổ chức liên tục những đợt bán hàng khuyến mãi với từng nhóm mặt hàng tùy theo thị hiếu tiêu dùng của từng vùng miền và nhu cầu của khách hàng trong từng thời điểm.

Đặc biệt, VISSAN lần đầu tiên thực hiện một chương trình khuyến mãi lớn trên phạm vi toàn quốc trong thời gian dài từ ngày 18-11-2013 đến hết ngày 30-1-2014 cho các mặt hàng Lạp xưởng Mai Quế Lộ, Lạp xưởng tôm, Lạp xưởng thường. Ngoài chương trình khuyến mãi được VISSAN áp dụng đồng loạt tại hệ thống siêu thị lớn trên toàn quốc trong những dịp lễ hội hoặc hưởng ứng Tháng bán hàng khuyến mãi chung của thành phố, VISSAN liên tục tổ chức chương trình riêng với từng đơn vị.

Hàng loạt đợt khuyến mãi hấp dẫn trong tháng 12-2013, giảm 5%-10% sản phẩm hoành thánh, nem nướng, chả giò, giò, patê gan, gà nấu đậu,… tại hệ thống siêu thị Co-opmart trong mùa Giáng sinh 2013; tại hệ thống Big C với nhóm mặt hàng giò; tại hệ thống Lotte Mart với một số thực phẩm chế biến,…

Nhằm thể hiện sự trân trọng đối với khách hàng trong tháng kỷ niệm 43 năm thành lập VISSAN (20-11-1970 đến 20-11-2013), Công ty đã dành cho khách hàng chương trình ưu đãi tại hệ thống phân phối SatraFoods của Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn: khi mua sản phẩm chế biến VISSAN với trị giá hóa đơn từ 50.000 đồng trở lên, khách hàng sẽ được tặng 1 sản phẩm túi nhôm TikTak ăn liền (Cá cơm kho tiêu hoặc Cá nục kho nước tương); tặng 2 sản phẩm khi mua từ 100.000 đồng,…

Ngoài ra, để chuẩn bị cho năm 2014 sắp đến, VISSAN tiếp tục đưa ra các chương trình khuyến mãi mới. Cụ thể, từ nay đến ngày 13-1-2014, VISSAN giảm giá 5% đối với các mặt hàng như chả giò tôm cua 500g, hoành thánh đặc biệt 200g, chả giò thịt 500g, xúc xích tiệt trùng DHA heo, bò 35g, chà bông giòn 80g… Từ ngày 2-1 đến 15-1-2014, giảm giá 10% đối với pate gan heo 170g, heo 2 lát 150g, bò 2 lát hiệu 3 bông mai 150g…; Từ ngày 17-2 đến 9-3-2014, giảm giá 10% đối với các mặt hàng như heo hầm 150g, sườn nấu đậu 200g, pate thịt heo 170g, xíu mại sốt cà 200g, xúc xích phô mai 200g, jambon da bao 200g…

 Nhạy bén đón bắt nhu cầu người tiêu dùng  

Theo báo cáo từ Hội đồng Xuất khẩu vật nuôi Úc, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu 20.000 gia súc sống, chủ yếu là bò. Trước nhu cầu này, thị trường đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm thịt bò nhập khẩu từ Úc. Là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các bà nội trợ, VISSAN đã quyết định tiến hành kinh doanh giết mổ và kiểm dịch bò Úc trên quy mô lớn theo quy trình nhân đạo (không bạo hành súc vật) trên hệ thống dây chuyền hiện đại, đưa đến tay người tiêu dùng sản phẩm bò Úc sạch và an toàn. Quá trình giết mổ và pha lóc thịt tươi tại VISSAN luôn được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của Chi cục Thú y TPHCM.

Không chỉ đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chọn lọc với chất lượng hàng đầu, việc VISSAN kết hợp với đối tác để giết mổ và kiểm soát giết mổ thịt bò Úc có thể xem là một bước tiến mới trong việc kinh doanh thực phẩm tươi sống, khẳng định vị thế vững chắc của một công ty chuyên cung cấp các mặt hàng về súc sản đảm bảo chất lượng. Thịt bò Úc của Công ty VISSAN hiện được phân phối trong tất cả các siêu thị Co.Opmart, Maximark, Satramart, SatraFoods và hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm VISSAN tại TPHCM.

Tiếp tục phát huy thế chủ động trên thị trường, ngay từ tháng 4-2013, Công ty đã chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho kế hoạch sản xuất cuối năm 2013 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Hiện công ty đã thực hiện và đạt hơn 80% kế hoạch. Có thể nói: trong suốt thời gian 13 năm thực hiện chương trình bình ổn giá cho thị trường, VISSAN đã có được kinh nghiệm về chủ động hợp tác và tạo cho được nguồn nguyên liệu ổn định. Công ty VISSAN đã hợp tác với các công ty chăn nuôi, cố gắng đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách hàng.

Đồng thời, công ty cũng phối hợp với đối tác, kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quy trình chăn nuôi, không được sử dụng chất tăng trọng và những thuốc bị cấm để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chủ động về nguồn nguyên liệu, VISSAN còn có thế mạnh về sản xuất với những dây chuyền công nghệ hiện đại, sản phẩm chế biến được sản xuất theo quy trình công nghệ cao, an toàn vệ sinh.

Ngoài ra, VISSAN còn có một mạng lưới bán lẻ đáng mơ ước của bất kỳ một doanh nghiệp nào: hệ thống 105 cửa hàng bán lẻ giới thiệu sản phẩm trên địa bàn TPHCM, hơn 100 trung tâm phân phối trên toàn quốc; các mặt hàng từ tươi sống đến chế biến hiện có mặt tại tất cả các hệ thống siêu thị lớn: Sài Gòn Co.Op, SatraMart, SatraFoods, VinatexMart, Big C, Metro, CitiMart, MaxiMark… cũng như được bày bán ở những cửa hàng tiện lợi ở khu vực đông dân cư, vùng tiếp cận với trung tâm cũng như vùng sâu, vùng xa.

Rõ ràng, Công ty VISSAN không những biết dự báo thông tin, nắm rõ thị trường để chủ động dự trữ nguồn hàng cho phù hợp, mà còn kiểm soát được chuỗi sản xuất trên cơ sở phân bổ quyền lợi từ người chăn nuôi đến người tiêu dùng, kênh bán hàng phân phối trên toàn quốc. “Đó không phải là bí quyết mà là một cách quản lý tốt nhất trong kinh tế thị trường hiện nay”. Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty VISSAN đã khiêm tốn nhận định như vậy về kết quả sản xuất kinh doanh khá ấn tượng của VISSAN trong năm 2013.

Được biết, Công ty VISSAN cũng đã thực hiện cam kết cung ứng đủ nguồn thực phẩm tươi sống và chế biến với người tiêu dùng vào dịp Tết và tiếp tục thực hiện công tác bình ổn giá trên thị trường Tết 2013: giá thấp hơn giá bên ngoài từ 5-10%.

 THIÊN NGÂN 


Hàng lưu niệm thủ công bày bán tại Sa Pa đều là hàng TQ

Tăm tre TQ đội lốt doanh nghiệp Việt tràn lan trên thị trường VN - Ảnh: Ng.Nga

 Mua tre, bán tăm  

Nghịch lý của chúng ta là xuất hàng ngàn tấn tre để đổi nhập khẩu tăm đũa tre từ TQ mỗi năm. Trung bình, để có 1 kg tăm, phải tốn 6,5 kg tre tươi

Ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Cơ sở sản xuất tăm tre Bình Minh

Cách đây 3 năm, lượng tăm nhập khẩu vào VN qua cảng Cát Lái là trên 1.100 tấn/năm, trong đó chủ yếu tăm xuất xứ từ Trung Quốc (TQ). Thời điểm đó, TQ đang thu mua tre nguyên liệu từ VN với giá rẻ bèo và bán tăm ồ ạt sang VN cũng với giá, mà theo ông Nguyễn Văn Hà - Giám đốc Cơ sở sản xuất tăm tre Bình Minh, chỉ bằng một nửa so với giá tăm trong nước. Thời điểm năm 2008 - 2010, giá tăm nguyên liệu mua ở VN là 700 - 800 đồng/kg, đến nay tăng gấp 4 lần là 3.200 đồng/kg. Thống kê riêng mặt hàng tăm tre nhập từ TQ hiện nay không chính xác bởi đã có thêm khá nhiều mặt hàng "cùng họ tre", cây truyền thống của VN cũng được nhiều doanh nghiệp (DN) nhập vào thị trường nội địa. Thông tin từ Cục Hải quan TP.HCM cho biết có nhiều DN nhập khẩu nhiều mặt hàng đồ dùng nhà bếp (trong đó có cả hàng tăm đũa xiên tre) vào chung một container. “Ước tính khoảng vài chục ngàn tấn cả tăm, xiên và đũa vào VN trong năm qua”, một cán bộ hải quan TP.HCM cho biết.

Theo ông Hà, thời hoàng kim, khi chưa có cơn bão tăm TQ đổ vào VN, tăm Bình Minh từng chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Có tháng DN này xuất hàng tăm và xiên từ 1 - 2 containner (18 - 20 tấn/cont.) Và thị trường trong nước tiêu thụ lên cả chục ngàn tấn. Từ 4 xưởng sản xuất với 274 công nhân nay Bình Minh chỉ duy trì 1 xưởng với 35 công nhân làm việc. Năm 2013, Bình Minh đã không xuất được 1 cái tăm do không có nguồn nguyên liệu tre đủ chất lượng để làm hàng. “Trong năm qua, chúng tôi không xuất đi 1 cái tăm nào cả mà nguyên nhân chính là từ nguyên liệu không đảm bảo. Đã có những khách hàng đến từ Malaysia, Ấn Độ, Đông Âu đặt hàng nhưng tôi phải từ chối. Bởi nếu cứ liều làm hàng bằng nguyên liệu tre non chưa đủ tuổi, hàng xuất đi không bị trả lại thì khi họ dùng, phát hiện kém chất lượng, mình cũng mất uy tín, mất luôn khách hàng”, ông Hà chia sẻ. Vị doanh nhân này cay đắng nói thêm: “Nghịch lý của chúng ta là xuất hàng ngàn tấn tre để đổi nhập khẩu tăm đũa tre từ TQ mỗi năm. Trung bình, để có 1 kg tăm, phải tốn 6,5 kg tre tươi”.

Tham khảo một số DN chuyên khai thác nguyên liệu cây tre để làm hàng mây tre xuất khẩu được biết, với cơ chế quản lý lỏng lẻo, tình trạng xuất khẩu tre nguyên liệu ồ ạt từ VN sang TQ khiến nay nguồn nguyên liệu tre VN cạn kiệt khủng khiếp. Đến nay, DN thu mua tre để làm hàng trong nước ổn định đã khó khăn.

 5 năm, giá không đổi  

 Rẻ để diệt  

Theo các chuyên gia, 4 lý do để TQ duy trì và sống khỏe với chính sách giá rẻ đó là: quy mô sản xuất lớn; lực lượng lao động giá rẻ hùng hậu; chính phủ có chính sách hoàn thế giá trị gia tăng cho các DN xuất khẩu đi từ TQ lên đến 13 - 17%; tỷ giá nhân dân tệ được duy trì ở mức thấp. Bên cạnh đó, một lý do để TQ có chính sách bán giá thấp hơn giá sản xuất là nhằm chinh phục hoặc triệt tiêu một thị trường nếu cần. Chi phí cho “chiến lược” này của DN đôi khi lại nhận được sự hậu thuẫn của chính phủ TQ.

Giá rẻ là vũ khí lớn nhất của hàng hóa TQ nhưng rất nhiều người, nhiều DN vẫn kinh ngạc khi có rất nhiều mặt hàng 5 - 7 năm vẫn giữ nguyên một mức giá. Bà Sáu Phương, kinh doanh các sản phẩm giấy (giấy gói quà, bao thư, bao lì xì) trên đường Châu Văn Liêm (Q.6, TP.HCM), thông tin: “Cách đây 5 năm tui bán bao lì xì loại in hình 2 em bé đã 4.000 - 5.000 đồng/bịch mà nay cũng bán giá đó thôi. Trong khi hàng VN mẫu mã kém hơn hẳn, giá đã gấp 2 - 3 lần rồi. Nên hàng Việt khó bán lắm”. Đáng nói là, rẻ nhưng họ vẫn lời lớn. Theo giá khai báo nhập khẩu riêng mặt hàng bao lì xì tại hải quan TP.HCM khoảng 19.000 đồng/kg. Nhưng giá bán sỉ ra thị trường cao gấp 20 lần như thế, khoảng 350.000 - 360.000 đồng/kg, bà Phương cho biết.

Ông Danny Đặng, một doanh nhân Việt kiều từng xuất khẩu nước mắm, tương ớt, bún khô, tôm cá khô sang Mỹ nhưng 3 năm trở lại đây đã chọn nhập khẩu từ TQ về bán tại VN. “Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ khiến mọi đơn hàng thưa thớt và rồi ngưng hẳn. Để nuôi công ty và nhân viên, tôi phải chọn thêm giải pháp bán hàng TQ. Và không ngờ, giải pháp đó đã cứu chúng tôi 3 năm qua”, ông Danny nói. Hiện công ty của ông Danny Đặng chuyên nhập và cung cấp các đồ dùng gia dụng trong nhà bếp (có xuất xứ từ Đài Loan, TQ). Thế là từ miếng rửa chén, rế inox, móc dán treo tường, bông tắm, bàn chà phòng tắm, miếng nhấc nồi, dao cắt tỉa, vợt diệt ruồi muỗi... Có xuất xứ từ TQ đã được tiêu thụ rất chạy ở VN vì giá rẻ. "Làm thế này, đôi khi thấy thương cho DN Việt, nhưng nếu mua hàng Việt với giá cao, bán không có lãi, nhà kinh doanh cũng chết. Đành nhắm mắt mà làm!”, ông Danny Đặng thú thật.

Đó là lý do, nhiều mặt hàng TQ không chỉ chi phối thị trường VN mà khiến một ngành sản xuất truyền thống Việt cũng bị mai một, thu hẹp đáng báo động.

 Nguyên Nga 


Với mong muốn đồng hành cùng người tiêu dùng trong dịp Tết Giáp Ngọ 2014, Công ty VISSAN đã đưa ra chương trình khuyến mãi tiêu dùng Tết dành riêng cho các mặt hàng Lạp xưởng của công ty: Lạp xưởng Mai Quế Lộ, Lạp xưởng tôm, Lạp xưởng thường. Chương trình khuyến mãi giảm giá trực tiếp cho khách hàng được thực hiện trên phạm vi toàn quốc với tổng ngân sách lên đến 2,4 tỷ đồng.

Là một doanh nghiệp thực phẩm hàng đầu Việt Nam, luôn đồng hành và mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt với giá cả hợp lý, VISSAN đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi trực tiếp cho người tiêu dùng như: giảm giá các mặt hàng thịt tươi sống, giò lụa trong suốt năm 2013…

Không chỉ đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm Lạp xưởng đặc trưng ngày Tết, việc VISSAN lần đầu tiên thực hiện một chương trình khuyến mãi lớn trên phạm vi toàn quốc trong thời gian dài từ ngày 18-11-2013 đến hết ngày 30-1-2014 còn cho thấy VISSAN là một công ty hết lòng với cộng đồng và luôn có những hoạt động hỗ trợ thiết thực đối với người tiêu dùng.

Chương trình được triển khai trên toàn quốc tại các hệ thống siêu thị, chợ truyền thống, tạp hóa và hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm VISSAN.

VISSAN thực hiện chương trình khuyến mãi dịp Tết Giáp Ngọ 2014

° Mặt hàng: Lạp xưởng Mai Quế Lộ, Lạp xưởng tôm, Lạp xưởng thường.

° Thời gian thực hiện: từ ngày 18-11-2013 đến hết ngày 30-1-2014

° Phạm vi thực hiện: trên toàn quốc


Trong những năm gần đây, tiến trình tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo đã giúp Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới và lọt vào tốp đầu các nước xuất khẩu cà phê, cao su, hồ tiêu, chè… đem về cho đất nước nguồn ngoại tệ lớn. Công ty CP Phân lân Văn Điển tự hào vì đã góp phần nhỏ bé của mình vào kỳ tích ấy.

Sản xuất phân bón tại Công ty CP Phân lân Văn Điển.


Phân lân Văn Điền không phải là phân hóa học. Nguyên liệu để sản xuất lân Văn Điển hoàn toàn là quặng, khoáng thiên nhiên. Trong quá trình chế biến sản phẩm tuyệt đối không sử dụng hóa chất và biện pháp hóa học mà chỉ dùng phương pháp vật lý để chuyển khoáng thiên nhiên từ dạng kết tinh khó tan sang dạng vô định hình không tan trong nước, nhưng tan tốt trong môi trường dịch do rễ cây tiết ra.

Vì không phải là phân hóa học nên phân bón Văn Điển rất phù hợp với canh tác nông sản an toàn theo hướng VietGAP và GlobalGAP. Nhiều nước trên thế giới đã xếp lân Văn Điển vào loại phân hữu cơ cho nông nghiệp thân thiện môi trường.

Điều khác biệt nhất của các loại phân bón Văn Điển là không chỉ cung cấp cho cây trồng 3 yếu tố dinh dưỡng đa lượng là N-P-K mà đồng thời cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng trung và vi lượng là canxi, magiê, silic, lưu huỳnh, kẽm, đồng, bo, côban… Theo kết quả phân tích của một số nước nhập khẩu phân lân Văn Điển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Đài Loan… cho thấy trong phân bón Văn Điển có tới trên 20 chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng. Tất cả các chất đều ở dạng dễ tiêu, cây hút được dễ dàng.

Tổng các chất dinh dưỡng lên đến 98%, cao nhất trong tất cả các loại phân hiện có ở Việt Nam. Do không chứa các chất độc hại, không tan trong nước mà tan hết trong dịch chua của rễ cây nên phân lân Văn Điển không bị rửa trôi do khí hậu, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ, nếu cây trồng chưa hút hết có thể tồn tại lại đến mùa sau.

Phân bón Văn Điển có tính kiềm (pH 8 – 8,5), bón 1kg lân Văn Điển tương đương với bón 0,5kg vôi sống. Vì vậy, phân Văn Điển có tác dụng khử chua, trị mặn, làm sạch rong rêu cho đất, ứng phó với điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Phân Văn Điển không chỉ có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, hạn chế rong rêu, không làm đất chai cứng như các loại phân hóa học khác mà còn giúp cây trồng đạt năng suất cao, chất lượng nông sản tốt, đồng thời tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, chịu rét và chống đổ.

Để bắt kịp xu thế sử dụng phân bón hiện đại, những năm qua Công ty CP Phân lân Văn Điển đã kết hợp với các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp để cho ra thị trường các loại sản phẩm đa yếu tố NPK Văn Điển phù hợp với từng loại cây, loại đất và từng thời kỳ phát triển của cây, giúp bà con nông dân không phải tốn nhiều công sức chăm bón mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao và tuân thủ đúng các nguyên tắc trong sử dụng phân bón (cân đối, đủ lượng, đúng lúc, đúng cách), giúp cải thiện môi trường đồng ruộng cũng như bảo vệ sức khỏe.

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, phát triển nền nông nghiệp xanh – sạch và bền vững, trong những năm tới, Công ty sẽ tập trung định hướng đầu tư áp dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, giảm giá thành sản phẩm; cải thiện đời sống người lao động và tích cực bảo vệ môi trường. Đồng thời phấn đấu triển khai xây dựng nhà máy mới với công suất 500.000 tấn phân lân nung chảy và 200.000 tấn NPK các loại/năm với công nghệ hiện đại.

Công ty CP Phân lân Văn Điển đã được trao tặng 4 danh hiệu Anh hùng Lao động và Anh hùng LLVTND; nhiều huân, huy chương cao quý khác. Sản phẩm của công ty đã đoạt nhiều giải thưởng như: Bông lúa vàng Việt Nam, Nhãn hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, Nhãn hiệu Nổi tiếng, Cúp vàng Hội nhập kinh tế Quốc tế, Sản phẩm hội nhập WTO, Giải thưởng Quả cầu vàng, Cúp Thăng Long, sản phẩm phân bón duy nhất đạt TOPTEN Thương hiệu Việt năm 2011, TOPTEN sản phẩm dịch vụ vàng Việt Nam năm 2012, TOPTEN thương hiệu, sản phẩm dịch vụ hoàn hảo năm 2013.


Bánh kẹo, mứt Tết đã vào mùa cao điểm, hàng hóa tràn ngập trên thị trường. Năm nay đã xuất hiện bánh kẹo nước ngoài sản xuất nhưng lại “nhái” nhãn mác của một số thương hiệu uy tín của Việt Nam. Trên thị trường hiện đang bày bán nhiều loại bánh kẹo, mứt Tết “ba không” khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.

 Bánh mứt kẹo “ba không” có mặt trên thị trường 

Dạo quanh một vòng ở các siêu thị lớn, năm nay chúng tôi chưa thấy bóng dáng các loại bánh, mứt, kẹo "ba không" (không nhãn mác, không nơi xuất xứ, không hạn sử dụng) như những năm trước. Nhưng khi tới chợ đầu mối Đồng Xuân, một trong những chợ bán buôn lớn nhất của Hà Nội, chúng tôi vẫn thấy đầy ắp loại hàng hóa này. Bánh kẹo “ba không” có nhiều chủng loại, mẫu mã và màu sắc bắt mắt, được bán theo cân với giá rẻ, được bày ê hề trong các túi nilon, rổ đại... Để người tiêu dùng thỏa thích chọn.

Vừa bước vào cổng chợ Đồng Xuân, chúng tôi được mời chào mua các loại mứt Tết khá rôm rả. Mứt Tết để trong rổ, bày bán không che đậy. Từ ô mai gừng, ô mai mặn, mứt táo, mận… chỉ được biết bởi tấm bìa ghi tên, còn lại không có nhãn mác ghi nơi sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng. Đặc biệt, trong các rổ còn bày bán khá nhiều loại mứt với những tên gọi hấp dẫn, nhuộm màu đỏ, vàng sặc sỡ. Vì là giáp Tết nên người mua buôn khá đông. Một chị khách hàng cho biết: “Cái này bán ở nông thôn chạy lắm, họ có đòi hỏi nhãn mác đâu nên tôi toàn nhập ở đây đem về bán”.

Vào thời điểm này, bánh kẹo, mứt Tết, nước giải khát bày bán tràn ngập ở tuyến phố Hàng Buồm, Hàng Giầy. Bánh kẹo được bán rời tính theo cân. Bên cạnh hàng trong nước sản xuất, ở đây có nhiều bánh kẹo bán theo cân không có nhãn mác tiếng Việt. Chúng tôi xem kỹ thì thấy có nhiều loại in chữ nước ngoài trên vỏ, nhưng không hề có nhãn phụ tiếng Việt. Thậm chí, nhiều loại kẹo không hề có hạn sử dụng.

Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra hàng Tết dịp cuối năm.

Theo chủ hàng thì hạn sử dụng in trên vỏ thùng và khẳng định đây là kẹo nhập khẩu, cứ yên tâm. Giá bán các loại bánh kẹo rời năm nay không tăng so với năm ngoái như kẹo gôm từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, kẹo hương vị hoa quả từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, kẹo nhân hạt điều hoặc socola có giá khoảng 70 - 80.000 đồng/kg, bánh quy trần (không bao bì) 25.000 đồng/kg; bánh quy xốp có bao bì cho từng chiếc bánh 40.000 đồng/kg; hạt dưa 40.000 đồng/kg... Có lẽ với giá thành rẻ nên nó vẫn được một bộ phận người tiêu dùng lựa chọn.

Tương tự, bánh kẹo, mứt Tết “ba không” bày bán nhiều ở một số chợ trong nội thành, một số quầy bánh kẹo và đặc biệt ở khu vực ngoại thành. Tại một hàng bánh kẹo trong chợ Bưởi, chúng tôi cũng bắt gặp bán nhiều bánh, kẹo cân “ba không” nhưng chủ hàng lại giới thiệu là bánh kẹo nhập khẩu. Cửa hàng ở chợ Làng Hồ, Thụy Khuê bày ô mai, mứt Tết trong rổ, chỉ ghi tấm biển “ô mai Hàng Đường” mà chẳng hề có nguồn gốc, hạn sử dụng. Nắm bắt nhu cầu một bộ phận người tiêu dùng thích mua bánh kẹo cân, nên một số cửa hàng đã trà trộn loại nhập lậu, không nhãn mác, nguồn gốc vào bán.

 Nhái nhãn mác: phải tăng cường kiểm tra 

Ngay từ tháng 11/2013, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT) đã triển khai kế hoạch tăng cường kiểm tra hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán, đặc biệt phối hợp với lực lượng chức năng kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, thực phẩm “ba không” vẫn xâm nhập và có mặt trên thị trường.

Kẹo nhập lậu bị Đội QLTT số 2 thu giữ.

Theo Phòng Nghiệp vụ, Chi cục QLTT Hà Nội thì các kho hàng, bến bãi là nơi chứa nhiều hàng hóa nhập lậu để cung cấp cho thị trường dịp Tết Nguyên đán nên mục đích của đợt kiểm tra là tập trung vào các địa điểm này. Từ tháng 11/2013 đến nay, lực lượng QLTT Hà Nội đã bắt giữ hàng chục vụ liên quan đến thực phẩm nhập lậu, thu giữ gần trăm tấn hàng.

Ngày 2/1, lực lượng QLTT Hà Nội phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an kiểm tra kho hàng ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm phát hiện trên 50 tấn bánh kẹo, ô mai, nho khô, mứt… đóng trong hàng nghìn thùng carton, bao tải gắn mác Trung Quốc. Điều bất ngờ là nhiều thùng bánh kẹo bên ngoài vỏ thùng in chữ Trung Quốc, nhưng khi bóc rời từng hộp sản phẩm ra kiểm tra thì tem nhãn từng hộp lại in chữ tiếng Việt. Theo nhận định của cơ quan QLTT thì nhiều mặt hàng của Việt Nam đang bị một số nhà sản xuất Trung Quốc nhái nhãn mác.

Theo ông Phan Thanh Phong, Đội trưởng Đội QLTT số 8 thì công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm Tết đặc biệt được chú trọng, nhất là khu vực xã Ninh Hiệp, nơi tập trung buôn bán nhiều hàng hóa Tết. Mới đây, Đội QLTT số 8 cũng phối hợp kiểm tra phát hiện trên 2,2 tấn nho khô không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên xe ôtô tải. Đầu tháng 1/2014, Chi cục QLTT Hà Nội kiểm tra 3 xe ôtô BKS 16M-7317, 15C-012.74 và 15C-011.43 đi từ quận Long Biên vào nội thành, phát hiện gần 7 tấn hàng hóa gồm bánh kẹo, sữa đóng hộp, ô mai, rượu ngoại không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Sản phẩm bánh kẹo có uy tín trong nước đang bị làm nhái, đây là điều gây lo ngại cho người tiêu dùng. Nếu lực lượng chức năng chỉ kiểm tra các kho hàng, bến bãi, nơi tập kết thôi thì chưa đủ mà cần phải kiểm tra, xử lý nghiêm khâu lưu thông, kinh doanh nhằm ngăn ngừa bánh kẹo “ba không”, bánh kẹo nhái nhãn mác hàng Việt một cách tinh vi để thông tin cảnh báo cho người tiêu dùng.

Theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thì người tiêu dùng khi chọn mua bánh, kẹo, mứt Tết nên chọn loại có bao bì, nhãn hiệu và địa chỉ rõ ràng, có giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan chức năng, nên mua ở những đại lý, siêu thị, cửa hàng uy tín... Các loại bánh, mứt có màu sắc lòe loẹt, tươi sáng là do sử dụng màu công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng; đặc biệt các loại hạt dưa có màu đỏ hay hồng tươi, bị cháy đen là do nhuộm phẩm màu, hóa chất đã bị cấm bán nên người tiêu dùng hết sức cảnh giác


Lường trước tác động của đợt tăng giá xăng dầu, liên Bộ Tài chính-Công Thương đã có chỉ đạo lồng ghép các chương trình bình ổn giá trước, trong và sau Tết để góp phần tăng cường công tác quản lý giá. Đặc biệt, kiểm soát chặt các phương án giá, yêu cầu kê khai giá và đánh giá những tác động đối với đăng ký tăng giá và cương quyết dừng các phương án tăng giá nếu không tương ứng với mức tăng đầu vào. Bộ Tài chính và Bộ Công Thương cũng dự báo chu kỳ tăng giá vào tháng trước Tết, do vậy đã phối hợp kiểm tra các loại hàng hóa và số lượng hàng hóa chuẩn bị cũng như nhu cầu của người dân. Qua khảo sát cho thấy, việc chuẩn bị hàng hóa cung ứng ra thị trường của các doanh nghiệp khá tốt, hàng hóa dồi dào, phong phú, do vậy tác động tăng giá chưa đến mức lo ngại.

Tuy vậy, theo Cục trưởng Cục Quản lý giá, không thể chủ quan với biến động giá cả thị trường bất thường. Nếu có biến động, Cục sẽ báo cáo cơ quan chức năng thực hiện bình ổn giá. Thông thường trước Tết Nguyên đán, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành chức năng đi kiểm tra việc chuẩn bị hàng hóa và triển khai các chương trình bình ổn giá của các địa phương. Thực tế cho thấy, hoạt động bình ổn giá tương đối khả quan, hầu như các địa phương không cần phải đưa khoản vốn ưu đãi cho doanh nghiệp thực hiện như các năm trước. Thay vào đó khuyến khích họ tự tiếp cận với ngân hàng để tham gia chương trình bình ổn giá.

Tại cuộc hội thảo “Bình ổn thị trường: Tháo gỡ khó khăn cung cầu trong dịp Tết”, đại diện Bộ Công Thương cho biết, các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá cam kết sẽ bán hàng đến giáp 30 Tết và mở cửa sớm sau Tết. Trước lo ngại của người dân về chất lượng và giá thành một số mặt hàng bình ổn cao hơn ngoài thị trường, Thứ trưởng Bộ này chỉ rõ, để so sánh cao hay thấp, phải dựa trên cơ sở cùng chủng loại và chất lượng sản phẩm. Hàng bình ổn là sản phẩm sạch, đáp ứng tiêu chuẩn quy định nên không thể đem so sánh với các mặt hàng trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc. Hàng bình ổn có giá thấp hơn bên ngoài từ 5-10% và chiếm khoảng 30-40% nhu cầu của người dân. Các mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt gia súc, gia cầm, trứng… đáp ứng 60% nhu cầu, trong khi nguồn hàng cung ứng cho Tết tăng 20-30% so với Tết năm ngoái.

Chuyên gia giá cả thị trường dự báo, sức mua trong dịp Tết Giáp Ngọ có thể tăng 15%, nhưng chủ yếu là tăng cơ học, số người mua tăng, song thực chi tiêu không tăng. Nhóm hàng có sức mua mạnh nhất vẫn là thực phẩm, tuy vậy Bộ Công Thương cam kết rằng, người dân có thể yên tâm không lo thiếu hàng, sốt giá. Vấn đề là phải hết sức cảnh giác với thông tin nhiễu loạn gây hoang mang thị trường, giá cả.

Đan Thanh



Người tiêu dùng đang dần mất "tín nhiệm” thực phẩm tại các chợ lẻ

Ảnh:S. XANH


Nhu cầu càng tăng, nguy cơ mất vệ sinh càng cao


Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục Trưởng Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh cho biết, nguồn cầu của thành phố đang tăng lên từng ngày. Cụ thể, bình quân một ngày thành phố tiêu thụ khoảng 10 đến 11 ngàn con heo, 200 con bò. Về gia cầm, thành phố tiêu thụ khoảng 76 đến 77 ngàn con. Tuy nhiên, muốn cung cấp đủ nguồn hàng gia súc, gia cầm cho địa bàn thành phố thì buộc thành phố phải nhập thêm nguồn hàng từ các tỉnh. Hiện nay mặt hàng gia súc, gia cầm nhập từ các tỉnh về chiếm khoảng 30 – 80% lượng tiêu thụ.


Nhu cầu chế biến thực phẩm tăng cao nên mặt hàng gia súc – gia cầm về thành phố nhiều hơn. Tuy nhiên, chỉ trong vài ngày gần đây lực lượng chức năng liên tục phát hiện nhiều trường hợp vận chuyển và trữ thực phẩm không đảm bảo. Đơn cử, 584 thùng thịt bò đông lạnh (tương đương 12 tấn) ghi xuất xứ từ Canada, Úc đã hết hạn sử dụng 2 năm vừa bị Trạm thú y huyện Bình Chánh phát hiện đang cất giấu trong kho lạnh cùng với các mặt hàng thủy hải sản khác. Mới đây nhất, ngày 24-12-2013, Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh phối hợp với đội cảnh sát giao thông Rạch Chiếc, phát hiện xe du lịch 16 chỗ, do ông Phạm Quốc Huy (ngụ quận 8) vận chuyển thịt heo chết từ (Trảng Bom, Đồng Nai) về TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ. Số heo chết được xác định là 550kg được đựng trong tám bao tải để trên sàn xe đều không có nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Qua kiểm tra, trạm phát hiện toàn bộ số heo này đều bị chết nhiều ngày trước khi mổ, trên da bị xuất huyết, rỉ dịch, bốc mùi hôi thối.


Đảm bảo chất lượng thực phẩm từ chợ đầu mối đến chợ lẻ


Theo đại diện các chợ đầu mối Bình Điền (quận 8), nông sản Thủ Đức (Thủ Đức), Hóc Môn (huyện Hóc Môn) lượng hàng về chợ hàng đêm đang tăng lên. Cụ thể, tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức trong các ngày bình thường trước kia lượng hàng về chợ dao động ở mức 3000 - 3500 tấn nay lên đến 4.000 – 4.500 tấn. Dự báo, đỉnh điểm lượng hàng về chợ sẽ là 7.000 tấn. Do lượng hàng về chợ ngày càng nhiều trong dịp cận Tết nên Ban quản lý chợ tăng cường kiểm tra chất lượng thực phấm Tết nhiều hơn so với ngày thường. Về phía chợ đầu mối Bình Điền, chợ Hóc Môn cũng cam kết về chất lượng hàng hóa bằng các sự phối hợp kiểm tra của 3 đơn vị liên quan: thú ý, thủy sản, thực vật). "Các chuyên gia Canada, Bộ Công thương đánh giá, chất lượng thịt heo tại chợ Hóc Môn đứng đầu cả nước nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm chất lượng thực phẩm tại chợ. Chợ đang lên kế hoạch kiểm tra gắt gao thực phẩm trong dịp Tết với 16 người tham gia thẩm định chất lượng”, đại diện chợ đấu mối Hóc Môn khẳng định.


Vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết đang được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, song song với các hoạt động kiểm tra của từng đơn vị cụ thể Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra hàng hóa tết, thời gian bắt đầu từ 20-12- 2013. Tính đến nay có hơn 30 đoàn chuyên ngành và liên ngành hoạt động chủ yếu ở khâu sản xuất, sau đó chuyển sang kiểm tra khâu kinh doanh tại các chợ. Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục Trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Công tác kiểm tra thực phẩm trên địa bàn thành phố chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng đa số vi phạm điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị, điều kiện vệ sinh nhân viên. Cơ sở nào vi phạm điều kiện sản xuất sẽ tạo điều kiện khắc phuc, cơ sở nào vi phạm chất lượng sản phẩm sẽ phạt bằng tiền hoặc nặng hơn thì thu hồi giấy phép kinh doanh”.


THANH GIANG

Theo chia sẻ của những người nông dân ở xã Phú Tân, Châu Thành, Hậu Giang, muốn làm bưởi hồ lô, khâu chọn giống là quan trọng nhất. Bưởi phải là loại Năm Roi không hạt.
Sau khâu chọn giống là tuyển trái để tạo hình. Việc chọn lựa này phải thực hiện ngay từ khi trái bưởi non vừa thành hình, phải chọn những trái bưởi tốt, không bị sâu, không bị dị tật...

Trong nhiều trái bưởi trên cây, nhà vườn sẽ chọn một số ít trái đẹp nhất để làm bưởi hồ lô, thông thường khoảng 5-10 trái/cây (10-15%), số còn lại sẽ để chúng phát triển bình thường bán thương mại.

Làm bưởi hồ lô không chỉ đòi hỏi có kỹ thuật cao, cách chăm sóc đặc biệt để bưởi tạo hình theo ý muốn, mà khâu chế khuôn tạo hình trên quả cũng rất quan trọng. Khuôn thường được làm bằng nhựa với dáng hồ lô có khắc sẵn các chữ Phú, Lộc, Thọ...Nổi. Hiện bình quân một khuôn nhựa để làm ra trái bưởi hồ lô có giá từ 22.000 -25.000 đồng, và thường chỉ làm 1-2 mùa là phải thay.
Khi bưởi ra trái được khoảng 2 tháng, người trồng sẽ chọn ra những quả đẹp, ngon và có tiềm năng phát triển nhất để tiến hành thắt nút dây ở giữa trái. Dưới tác động của ngoại lực, trái bưởi sẽ phát triển theo hướng mà chủ nhân mong muốn.
Mất thêm khoảng 3 tuần lễ để bưởi bắt đầu "thắt eo" có hình giống hồ lô. Khi đó, người trồng mới cho bưởi vào khuôn rồi cố định quả. Bưởi lúc này cần điều kiện ánh sáng thấp để giữ nguyên màu sắc đẹp, vì vậy người trồng phải dùng giấy che từng trái, chăm sóc hàng ngày.
Quả bưởi hồ lô sau khi đã "thắt eo", cho vào khuôn có chữ nổi định hình.
Toàn bộ quá trình này diễn ra khoảng 5 tháng, từ tháng 7 tới tháng 12 âm lịch. Trước đây, bưởi hồ lô chỉ có dạng trơn Hai năm nay, các nhà vườn đã sáng tạo với những chữ Phúc, Tài, Lộc, Thọ... Nổi, rất bắt mắt.
Ông Võ Trung Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khuyến nông Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành cho hay, nếu như năm ngoái câu lạc bộ sản xuất khoảng 8.000 trái bưởi hồ lô bán tết thì năm nay chỉ làm được 5.320 trái. Số lượng giảm do thời tiết bất lợi, mưa bão nhiều làm bưởi hư bông và rụng trái hàng loạt. Cái mới năm nay là câu lạc bộ sẽ đưa ra thị trường 2 sản phẩm “độc”: Bưởi hồ lô tài lộc thỏi vàng và bưởi hồ lô lò kim đơn “Phúc Lộc Thọ”.
Ngoài ra, năm nay các nhà vườn còn tạo hình được những cặp đôi bưởi hồ lô rất ấn tượng.
Việc tạo hình bưởi hồ lô cặp đôi rất khó và hiếm, vì không nhiều cặp bưởi trên một cây có thể tạo hình bưởi hồ lô thành công.
Do vậy giá bán sản phẩm này khá cao, nếu một quả bưởi hồ lô đơn có giá 500.000-700.000 đồng thì cặp bưởi đôi này dự kiến từ 2,2 - 2,5 triệu đồng/cặp.
Thời điểm này, những "bảng quảng cáo" bán bưởi hồ lô như thế này đã được dựng tại rất nhiều nhà vườn miền Tây. Nếu như tết năm 2013, giá bưởi hồ lô dao động từ 300.000- 700.000 đồng/trái (tùy lớn nhỏ), thì tết năm 2014, dự kiến giá tăng 20%, từ 400.000-900.000 đồng/trái.
Một số nhà vườn cũng đã thu hoạch những trái bưởi đầu tiên làm mẫu quảng bá cho dịp tết Giáp Ngọ 2014 hoặc để trưng bài trong các đám tiệc ở nông thôn. Mỗi trái bưởi hồ lô thông thường nặng từ 1,8 -2,5 kg.
Thành quả cuối cùng của nhà vườn là tạo được trái bưởi hô lồ đẹp mắt được thị trường chấp nhận mua với giá cao.
Đến mùa thu hoạch bưởi hồ lô, thương lái ở khắp nơi đến tận vườn thu mua sản phẩm.
Trang trí thêm để sản phẩm dễ bắc mắt hơn khi bán. Nhiều nhà vườn trồng bưởi hồ lô kỳ vọng giá bán năm nay sẽ cao, vì thất mùa.


- Tăng bán hàng chứ đã tăng mua đâu. Thấy nói đặc sản 3 miền bày xếp đống tràn ngập TPHCM, nhưng chưa mấy người mua. Ai đã ăn tết từ bây giờ, toàn là đồ ăn uống, để ba tuần nữa chả biết sẽ tiêu thụ kiểu gì. Với kiểu thị trường tết bùng phát không có ai điều tiết, chợ chưa họp đã đầy kho, tớ lo tết này khối anh vỡ nợ.

- Bác nói thế, em xin góp thêm: Có anh điều tiết đấy.

- Anh nào?

- Anh khoai tây TQ. Hàng đoàn xe côngtenơ chở khoai TQ qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) phi một mạch vào Đà Lạt. Ở đây vẫn diễn kịch bản năm ngoái, hóa phép khoai TQ thành khoai Đà Lạt, rồi lại lên đường xuống TPHCM. Khoai Đà Lạt đang bán 20.000-22.000đ/kg, khoai TQ vào giá rẻ như cho, thế là điều tiết luôn giá khoai Đà Lạt tụt xuống còn 14.000-15.000đ/kg.

- Xem ra thị trường tết không phải do các bác nhà mình quản lý nhỉ? Có chuyện cỏn con như tiền lẻ đã cấm mua bán, không in thêm tiền mới mà thị trường vẫn tràn ngập. Mua tiền trên mạng ở Hà Nội, TPHCM còn giao tận nhà.

- Tiền thưởng nghe nói ở Hà Nội mức cao nhất gấp 300 lần mức thấp, cũng chưa có gì khác biệt với năm ngoái. Khoảng cách giàu nghèo vẫn “nghìn trùng xa cách”.

- Các bà đi siêu thị, cửa hàng đang thống kê hầu hết các mặt hàng đều tăng giá, hồn nhiên như vé xe đò. Mà cũng lạ, các báo đăng tin tàu xe tết tăng giá, chẳng thấy bác nào bình luận gì, coi như chuyện cần phải thế, tết là chặt chém nhau vô tư (!).

- Sao bằng có chương trình showbiz gì đó diễn ở Trung tâm Hội nghị quốc gia vé đến 2 triệu, bằng lương tối thiểu vùng, mà chẳng thấy cơ quan nào lên tiếng.

- Cục Biểu diễn cấp phép rồi, ai còn lên tiếng làm gì? Chỉ thương các nghệ sĩ “di sản văn hóa thế giới” đang hát ngoài đường phố y như bài đồng dao ngày tớ còn bé cách đây gần 70 năm. “Có con dế mèn, hát trong đêm thâu, hát xẩm không tiền - nên nghèo xác xơ”!


  

Anh Nguyễn Hữu Nghĩa (xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) trồng 2.000 m 2 cải củ cho biết: "Đây là năm đầu tiên tôi trồng thử loại củ cải này. Các thương lái vừa đặt mua trọn vườn với giá 2.500 đ/kg, ước tính sản lượng trên 5 tấn, sau khi trừ chi phí lãi hơn 10 triệu đồng". Trước đây anh thường trồng cây súp lơ nhưng không có lãi, nhờ một số người tư vấn nên anh quyết định chọn cây cải củ. Cây cải củ trồng trong thời gian ngắn (khoảng 45 ngày), thu hoạch nhanh, thị trường vào mùa Tết rất dễ tiêu thụ...


  Vườn cải chuẩn bị cho thu hoạch  

Còn chị Lê Thị Liên, một người chuyên làm cây cải củ nhận định: Cây cải năm nay vừa được giá, vừa đạt sản lượng hơn so với mọi năm. Mọi năm, trên diện tích đất 3 sào (3.000 m 2 ), mỗi sào thu hoạch được 2 tấn, giá bán gần 2.000 đ/kg. Năm nay thu khá hơn, tính nhẩm chị đạt khoảng trên 7 tấn cải củ, giá bán cũng tăng hơn năm ngoái nên chị rất phấn khởi. Mỗi năm chị làm một vụ cải củ cung cấp thường xuyên cho các đầu mối vào dịp giáp Tết nên có được lượng khách đáng kể. Hiện một mảnh vườn của chị thuê đất đang chuẩn bị cho thu hoạch, do cải củ của chị đẹp nên họ trả giá 3.000 đ/kg, có lợi nhuận khá.

Hiện một số chợ tại TP Phan Rang, Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Thuận Bắc, lượng cải củ rất khan hiếm, không đủ cung cấp cho người tiêu dùng. Mùa cải củ năm nay được xem là mùa thắng lợi kép của nông dân. Đa số nông dân đều làm ăn có lãi.


Gần tết, giá nhiều mặt hàng lại nhảy múa. Trong ảnh: người dân chọn mua dầu ăn ở chợ An Nhơn, Q.Gò Vấp, TP.HCM chiều 5-1 - Ảnh: Thuận Thắng

Khảo sát tại nhiều chợ từ nội thành tới ngoại thành cho thấy giá dầu ăn, nước mắm, các loại thực phẩm khô đã tăng thêm 5.000-10.000 đồng/sản phẩm, cá biệt có khi lên tới vài chục ngàn đồng.

Chiều 3-1, có mặt tại chợ Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình, TP.HCM), chúng tôi ghé vào sạp của tiểu thương Xuân Trường hỏi mua dầu ăn Meijan, chị này cho biết loại 1 lít 46.000 đồng/chai, so với cách đây một tháng đã tăng thêm 1.000 đồng/chai. Không chỉ có Meijan, hai mặt hàng dầu ăn Neptune và Simply của Công ty Dầu thực vật Cái Lân cũng đồng loạt tăng thêm 14.000 đồng/thùng, tức là tăng thêm hơn 1.000 đồng/chai dầu ăn. Cũng nhóm mặt hàng này, khảo sát tại chợ Xóm Mới (Q.Gò Vấp), tiểu thương cho biết giá dầu ăn Meijan loại 1 lít chỉ 43.000 đồng/chai, tăng thêm 500 đồng trong khi hai mặt hàng Neptune và Simply lại đứng yên giá 44.000 đồng/chai.

Mặt hàng nước mắm Hưng Thịnh cũng tăng liên tục tới ba lần trong hơn một tháng tại nhiều chợ nội thành. Ban đầu giá bán lẻ chỉ ở mức 29.000 đồng/chai, sau đó tăng lên 32.000 đồng/chai và hiện bán mức 35.000 đồng/chai, giá đã tăng thêm tới 6.000 đồng/chai nước mắm. Tiểu thương cho rằng họ chỉ nhận được thông báo tăng giá từ các đầu mối chứ không hề biết được tại sao tăng. Trong khi đó, ghi nhận tại các cửa hàng tạp hóa, giá mặt hàng này hiện dao động 30.000-32.000 đồng/chai.

Khảo sát tương tự đối với các loại lạp xưởng thịt và tôm của Vissan tại các chợ cho thấy giá cả cũng rất bấp bênh. Tại chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình), chiều 3-1 một gói lạp xưởng thịt mai quế lộ loại 500g có giá hơn 90.000 đồng. Tiểu thương cho biết giá này đã tăng thêm 3.000 đồng/gói so với cách đây vài ngày. “Tui vừa gọi cho đầu mối, muốn lấy thêm cũng không có hàng, hiện đang ít hàng lắm” - tiểu thương Dung cho biết. Không riêng mặt hàng này, lạp xưởng tôm của Vissan giá cũng liên tục được đẩy lên tới vài chục ngàn đồng/thùng chỉ trong vòng vài ngày.

Mặc dù các nhà phân phối cung cấp hàng tại chợ Phạm Văn Hai, Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình) thông báo cho tiểu thương hàng đang thiếu và khan thì tại chợ Tân Sơn Nhất (Q.Gò Vấp), tiểu thương cho biết giá lạp xưởng giao từ đầu mối hiện dao động 85.000-88.000 đồng/gói loại 500g. Như vậy có thể thấy chỉ một mặt hàng lạp xưởng nhưng giữa các chợ đã chênh lệch 3.000-5.000 đồng/sản phẩm mà không rõ nguyên nhân.

Hiện hầu hết tiểu thương đều nhập hàng thông qua các đầu mối phân phối. Tuy nhiên, khi chúng tôi thắc mắc về các đại lý phân phối này, tiểu thương gần như không có nhiều thông tin hoặc rất mập mờ. “Thấy họ nói người của hãng sản xuất thì mình biết vậy, cho số điện thoại rồi cứ thế liên lạc lấy hàng thôi. Quan tâm người ta ở đâu làm chi?” - chị Xuân Trường giải thích. Liên lạc với một đầu mối chuyên phân phối hàng hóa của Vissan cho các chợ thì được giải thích giá tăng là do nhà sản xuất tạm thời hụt hàng vì chạy khuyến mãi nhiều.

Trong khi đó, ông Phan Văn Dũng - giám đốc kinh doanh Công ty Vissan - lại cho rằng từ tháng 11 cho tới ngày 12-12-2013, đơn vị này đã giảm giá khoảng 16.000 đồng/sản phẩm lạp xưởng, nhằm tạo điều kiện cho người tiêu dùng có sản phẩm giá rẻ ăn tết. Hiện nay đã hết khuyến mãi nhưng giá sỉ ra thị trường sản phẩm lạp xưởng thịt cũng chỉ 154.000 đồng/gói loại 1kg (tương đương 77.000 đồng/gói 500g) chứ không thể chênh lệch nhiều.

Tại hệ thống siêu thị, ghi nhận cũng cho thấy các mặt hàng dầu ăn Meijan, Neptune, Simply giá không hề tăng, tại một số hệ thống còn đang thực hiện giảm giá 5-10% cho người tiêu dùng. Bộ phận thu mua hệ thống Saigon Co.Op khẳng định khoảng hơn một tháng qua, các mặt hàng dầu ăn của đơn vị dầu thực vật Cái Lân (Meijan, Neptune, Simply) không hề có thông báo tăng giá.

Đại diện một nhà sản xuất nước mắm cho rằng các nhà sản xuất thường có kế hoạch tăng giá từ tháng 9, tháng 10 chứ cận tết ít khi có kế hoạch tăng giá vì ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng. “Chỉ trong vòng hơn một tháng mà tăng tới 6.000 đồng/chai nước mắm là không ổn” - vị đại diện này nói.

Mặc dù nhà phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc đưa hàng ra thị trường của doanh nghiệp, tuy nhiên các doanh nghiệp đều thừa nhận hiện không thể quản lý được đơn vị phân phối tới các chợ.

DŨNG TUẤN

Bó tay với đầu mối phân phối

Theo ông Văn Đức Mười - giám đốc Công ty Vissan, hiện các đầu mối phân phối trôi nổi trên thị trường thường nhập hàng số lượng lớn từ Vissan rồi phân phối cho các chợ, cửa hàng tạp hóa với mức giá tự ấn định nên giá cả rất thất thường và không thể kiểm soát nổi. Để đảm bảo, tiểu thương nên tham khảo giá tại các cửa hàng của đơn vị này để tránh mua đắt bán rẻ.



Nhưng không chỉ nhiều năm trước mà kể cả hiện thời, những vật tư đầu vào chủ yếu của sản xuất nông nghiệp đều dựa vào Trung Quốc đến mức phụ thuộc. Hầu hết giống lúa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên đồng ruộng Việt Nam nhưng nguồn gốc xuất xứ lại là Trung Quốc. Thâm canh lúa lai đã có "thâm niên” ở nhiều địa phương nhưng thật đáng kinh ngạc khi biết rằng, giống lúa lai bà con nông dân đang sử dụng có nguồn gốc nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng hơn 60%. Trung bình mỗi năm, Việt Nam mua giống lúa lai của Trung Quốc lên đến gần 15 ngàn tấn. Cả nước hiện có hơn 100 đơn vị được cấp đăng kí sản xuất lúa lai, nếu làm đúng chức năng, đây là mạng lưới cung cấp giống lúa lai gắn với thương hiệu Made in Việt Nam. Trớ trêu thay, số đông các đơn vị nói trên đều tạo lúa lai bằng cách nhập khẩu từ Trung Quốc, sau đó bán cho bà con nông dân để hưởng chênh lệch giá.


Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là những đầu vào không thể thiếu đối với sản xuất nông nghiệp, tác dụng khác nhau nhưng hai loại vật tư này có chung chỉ số: hơn 50% trong tổng số lượng nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Năm 2013, có gần 2,5 triệu tấn phân bón của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam, tăng hơn 300 ngàn tấn so với 2012. Mỗi tháng Việt Nam phải chi ra hơn 70 triệu USD để nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc. Riêng 2013 tổng giá trị nhập khẩu phân bón của Trung Quốc lên đến gần 850 triệu USD.


Riêng thuốc bảo vệ thực vật kinh doanh trên thị trường, hơn 50% xuất xứ từ Trung Quốc. Nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật tuồn vào Việt Nam không bảo đảm chất lượng, thậm chí còn gây ra tai họa kinh hoàng. Nhãn mác là thuốc diệt cỏ nhưng khi sử dụng lại hủy diệt các loại cây trồng và làm "chết” đất. Thuốc kích thích siêu tốc làm cho hoa quả và cây màu lớn nhanh như thổi nhưng ẩn chứa nhiều độc tố đáng được coi là tội ác. Dư luận xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng liên tục cảnh báo nhưng chưa thể nói hết hiện trạng cũng như hậu quả khôn lường phát sinh từ "rừng” thuốc bảo vệ thực vật nhập ngoại.


Việt Nam liên tục nhập siêu khủng từ Trung Quốc, với chiều hướng năm sau cao hơn năm trước. Cách đây 1 năm, tổng giá trị nhập siêu từ Trung Quốc xấp xỉ 19 tỷ USD, đến 2013 chỉ số nhập siêu tăng lên ở mức vượt qua 20 tỷ USD. Nhập siêu từ Trung Quốc không giảm mà còn tăng mạnh, trong đó có phần "đóng góp” không nhỏ từ việc nhập khẩu các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, mà điều đó lẽ ra trong nước hoàn toàn có thể làm được.


Bá Tân

Những bất ổn của lạm phát sẽ ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô. Ảnh Internet.

 Tốc độ đầu tư sẽ chi phối  

Kịch bản thứ nhất, chính sách điều hành dần đi vào cuộc sống sẽ giúp nền kinh tế giải quyết những khó khăn. Kịch bản này được cho là nhiều khả năng xảy ra hơn, khi nền kinh tế giải quyết được những khó khăn với chính sách điều hành dần đi vào cuộc sống. Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2014 có thể đạt 5,67% và CPI khoảng 7%.

Kịch bản thứ hai, tăng trưởng cao cũng có thể xảy ra nếu nền kinh tế trong nước phát triển theo hướng kịch bản chủ nói trên, đi kèm với tác động tích cực từ đà phục hồi kinh tế thế giới đồng thời tận dụng lợi thế từ việc mở rộng đầu tư qua các hiệp định thương mại. Dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2014 sẽ đạt ở mức 6,2%, CPI vẫn duy trì mức 7%.

  “Nền kinh tế Việt Nam có tính đặc thù riêng, không giống với các quốc gia khác trên thế giới. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, nền kinh tế Việt Nam đang nằm trong vùng trũng mấp mô, vùng trũng là tăng trưởng suy giảm và lạm phát lúc cao, lúc thấp. Lúc này xuống thấp, có khả năng lại tăng lên, giảm lạm phát, nhưng vẫn bấp bênh vì các chính sách thực hiện chưa giải quyết được căn nguyên gốc rễ của nó, giải pháp có tính tình thế, đối phó là chính, bất ổn vĩ mô chưa giải quyết về cơ bản”-   TS. Ngô Trí Long. 

Theo TS. Nguyễn Đức Độ (Viện Kinh tế Tài chính), trong mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng của Việt Nam, đầu tư là biến số quyết định tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát CPI, mức nhập siêu, cũng như quy mô thu NSNN. Mô hình định lượng về mối quan hệ giữa tăng trưởng, lạm phát, tiết kiệm và đầu tư cho thấy, để đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững, tốc độ tăng đầu tư cần tương đương với tốc độ tăng trưởng GDP. Hơn nữa, với mức lạm phát mục tiêu đề ra càng thấp bao nhiêu, thì tốc độ tăng trưởng GDP bền vững của nền kinh tế sẽ càng cao bấy nhiêu.

Có bài tham luận tại Hội thảo về Diễn biến thị trường giá cả năm 2013 và dự báo năm 2014, TS. Nguyễn Song Bình (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, để ổn định giá cả trong năm 2014, việc điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản và dịch vụ công cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan và lộ trình hợp lý về thời điểm tăng giá, mức tăng giá… Thực hiện nghiêm về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.

Theo đó, cần bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán; quản lý, điều hành các mặt hàng thiết yếu, dịch vụ công phù hợp nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và giảm áp lực tăng giá trong các tháng cuối năm. Xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, găm hàng đẩy giá lên cao hoặc tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán.

“Lạm phát năm 2014 cũng sẽ đối mặt với nhiều áp lực hơn nếu có biến động mạnh trong điều hành chính sách vĩ mô, nhất là khi điều chỉnh tăng đầu tư công, tăng dư nợ tín dụng, tiền lương, giá điện, than và dịch vụ công. Chúng ta không nên quá chủ quan vì mức lạm phát thấp. Bởi việc kiềm chế lạm phát hiện nay chưa thật bền vững, về nguyên nhân sâu xa, yếu tố tiềm ẩn của lạm phát là hiệu quả đầu tư và năng suất lao động còn thấp, chưa được cải thiện nhiều”, TS. Nguyễn Song Bình nhận định.

 Phấn đấu tăng trưởng cao, lạm phát thấp 

Trong một vài năm qua bài toán quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng luôn được đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách đó là nên ưu tiên cho tăng trưởng hay lạm phát và liệu đây có phải là các mục tiêu không thể kết hợp cùng nhau không.

Bởi trường hợp tốt nhất là đạt mục tiêu tăng trưởng cao, lạm phát thấp. Điều này đã được chứng minh bởi những năm 1996-2002 lạm phát dưới 4% nhưng tăng trưởng 8% đã phủ nhận quan điểm tăng trưởng cao bắt buộc phải kèm theo lạm phát cao.

Nhiều chuyên gia kinh tế đã thống nhất nhận định: Để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát đã đề ra cần thận trọng trong việc điều hành giá cả đặc biệt đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, than, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục… nhằm tránh tình trạng nhiều mặt hàng tăng giá cùng thời điểm sẽ tạo ra các tác động tiêu cực lên CPI trong năm 2014.

“Lạm phát rất nhạy cảm, thường không bền vững, dễ bị phá vỡ và nếu bùng phát trở lại sẽ rất khó kiểm soát. Do vậy, cần tập trung kiểm soát lạm phát ngay cả khi vẫn ở mức thấp để tránh rủi ro cho những năm tới”, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định.

Theo ông Ngô Trí Long, để thực hiện mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội giá tiêu dùng tăng khoảng 7%, tăng trưởng đạt 5,8%, cần kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Trong đó, cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ, điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tiếp tục thực hiện cơ chế giá thị trường đối với các mặt hàng, dịch vụ công thiết yếu như điện, than, xăng dầu, nước, dịch vụ y tế... Theo lộ trình phù hợp, bảo đảm yêu cầu kiểm soát lạm phát, công khai minh bạch và có hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, người nghèo.

Một trong những kiến nghị được nhiều chuyên gia kinh tế nhắc đến đó là, cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chính phủ cũng cần có giải pháp cụ thể, giúp doanh nghiệp chuẩn bị và nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng cởi mở và tiệm cận với chuẩn mực quốc tế.

Mặc dù các bước cải cách doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện từ nhiều năm, nhưng tốc độ còn chậm và hiệu quả còn thấp. Vì thế, các chương trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành, cổ phần hóa doanh nghiệp cần phải được Chính phủ chỉ đạo và thực hiện nhanh và mạnh hơn trong năm 2014. Cùng với đó, giải quyết nhanh và hiệu quả hơn vấn đề nợ xấu, hoàn thành cơ bản việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, khơi thông dòng vốn tín dụng cho doanh nghiệp.

 Minh Anh 


Nhiều chủ nhà trọ vẫn không biết đến Nghị định 204/2013/ NĐ-CP. Ảnh: Lê Tuyết

Trong đó quy định miễn thuế khoán (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) năm 2013 và 2014 đối với hộ, cá nhân kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với CN, NLĐ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân cung ứng suất ăn ca cho CN. Thế nhưng, sau gần một tháng, khảo sát của Báo Lao Động cho thấy, phần lớn NLĐ vẫn chưa được hưởng lợi từ chính sách này.

Cho đến nay, nhiều chủ nhà trọ chưa biết đến NĐ 204/2013/NĐ-CP và Thông tư 187/2013/TT-BTC hướng dẫn chi tiết NĐ này. Hoặc biết đến, thì có người cam kết sẽ không tăng giá phòng trọ, nhưng cũng có người sẽ tăng giá vì số tiền được miễn thuế không bù được tiền tăng giá phòng.

 Dân thờ ơ 

Bà Trần Thị Hương - xã Yên Trung, huyện Yên Phong, Bắc Ninh - chủ 18 phòng trọ, từ năm 2012 tới nay, bà cho thuê phòng giá từ 500.000 - 600.000 đồng/tháng. “Những phòng rộng hơn chút ít thì cao hơn khoảng 100.000 đồng. Nhà nước tăng thuế hay không thu thuế thì giá phòng có thể cũng vậy” - bà Hương nói.

Tương tự, khu vực quanh KCN Khai Quang (TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), nơi có hàng vạn CNLĐ đang phải thuê ở trọ, chủ trương này cũng chưa có tác động tới cuộc sống của họ. Chị Phan Thị Minh - chủ của hơn 20 phòng trọ ở P.Khai Quang - cho biết, những người kinh doanh phòng trọ hiện không thể tăng giá vì do kinh tế khó khăn, NLĐ không có tiền trả, còn giảm giá thì chủ nhà thiệt quá.

Khi được hỏi về việc miễn thuế, chị Minh nói thật là chưa biết quy định đó. Hộ bà Đặng Thị Giới - Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội - có gần 20 phòng cho CN thuê trọ, nhưng hiện chỉ 7 phòng có CN thuê. Do kinh tế khó khăn nên CN phải ở dồn, ghép với nhau để đỡ tốn kém, dù một số chủ đã giảm giá phòng xuống 500.000 đồng/tháng.

Bà Giới ngạc nhiên khi chúng tôi nhắc đến NĐ 204/2013 NĐ-CP, rồi thật thà: “Chúng tôi không biết NĐ này. Hằng tháng, tùy số lượng phòng cho thuê nhiều, ít mà đóng thuế, nên cũng chẳng biết bao nhiêu”.

 Tăng giá vì… ngại thủ tục hoàn thuế 

Tuy nhiên, thông tin được miễn thuế cũng làm nhiều người phấn khởi. Chị Nguyễn Thị Thành - chủ nhà trọ ở xã Thới Tam Thôn, Q.Hóc Môn, TPHCM - là người tham gia cuộc vận động “Nhà trọ không tăng giá” của LĐLĐ huyện Hóc Môn, nhiều năm qua, chị Thành luôn giữ ổn định giá phòng (700.000 đồng/phòng và 650.000 đồng/phòng dành cho 2 người), điện, nước, CN được dùng đúng giá.

“Con gái tôi làm ở Chi cục Thuế của huyện Hóc Môn vừa thông báo, 95 phòng trọ của nhà sẽ được miễn thuế năm 2013- 2014. Nếu được miễn thuế thì tôi mừng, nhưng giảm giá phòng nữa thì không được.

Tôi sẽ giữ giá phòng ổn định dù có được miễn thuế hay không, đó là cam kết của tôi từ trước tới nay rồi”. Bà Bùi Thị Tuyết Nhung - Chủ tịch LĐLĐ huyện Hóc Môn - cho biết: “ Được miễn thuế, các chủ trọ sẽ thấy họ được quan tâm, họ sẽ gắn bó, đồng hành với CN”.

Nhưng theo khảo sát của chúng tôi cho thấy, nhiều người vẫn sẵn sàng tăng giá phòng trọ, bởi lẽ họ sẽ được lợi hơn. Chị Trân - CN Cty Freetrend, KCX Linh Trung - cho biết: “Cứ mỗi khi nghe có đợt tăng lương, giá điện, nước tăng, bà chủ cũng sẽ tăng giá phòng, ở được thì ở, không ở được thì đi, chẳng ai dám thắc mắc”.

Khi chúng tôi hỏi chủ nhà trọ của chị Trân ở P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức (TPHCM), bà nguýt dài: “Miễn thuế được bao nhiêu trong khi giá cả cứ tăng ầm ầm...

Mà thủ tục thì cô biết rồi, nộp vào thì dễ, chứ lấy ra thì khó trời ơi. Tôi thà tăng vài chục, trăm ngàn một phòng còn hơn giữ ổn định để được miễn thuế!”. Tương tự, ông Tuấn - một chủ nhà trọ ở huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương - tính:

“Một tháng, thuế gần chục phòng trọ có 100.000 đồng. Trong khi đó, nếu tăng giá một phòng 100.000 đồng, tính ra số tiền tăng giá lợi gấp nhiều lần so với tiền được miễn thuế, lợi chán. Đó là chưa kể, thủ tục hoàn thuế lằng nhằng, chả ai muốn mất thời gian vì chuyện đó”.

Năm 2013 và dự báo năm 2014, bối cảnh kinh tế và đời sống của NLĐ, đặc biệt là LĐ trong các KCN vẫn còn nhiều khó khăn nên Chính phủ đã trình Quốc hội để tiếp tục thực hiện giải pháp miễn, giảm thuế khoán nêu trên nhằm thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, góp phần tháo gỡ khó khăn cho tổ chức, cá nhân. (Nguồn: Bộ Tài Chính) 

 Bài cuối: Quan trọng nhất là phải ổn định giá 



Càng gần Tết, giá nhiều loại thực phẩm càng tăng


Sóng ngầm tăng giá


Bộ Tài chính cho biết sẽ cùng cách ngành chức năng thực hiện kiểm tra việc chuẩn bị các hàng hóa và triển khai các chương trình bình ổn giá thị trường của các địa phương dịp Tết. Cục Quản lý giá thành lập các đoàn đi nắm tình hình các tỉnh thành phố cả nước để xem xét việc cung ứng hàng hóa, đồng thời theo dõi sát tình hình diễn biến, trong dịp trước trong và sau Tết để có đề xuất phù hợp.


Ghi nhận tại một số siêu thị bán lẻ lớn tại Hà Nội như Big C Thăng Long, Fivimart Hoàng Quốc Việt cũng nhận thấy, các chương trình chuẩn bị hàng hóa Tết đã được doanh nghiệp chuẩn bị sẵn chờ người đến mua.


Trong khi đó, giá các mặt hàng tại chợ lẻ lại đang tăng theo ngày. Tại chợ Trung Văn (Từ Liêm), mặt hàng thực phẩm có mức tăng nhận thấy rõ nhất. Cụ thể, thịt thăn lợn có giá từ 95.000 đến 110.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng/kg), thịt ba chỉ từ 100.000 đến 110.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng/kg), thịt vai lợn từ 95.000 đến 100.000 đồng/kg. Tiểu thương chợ Trung Văn, chị Lê Thu Hồng cho biết, giá lợn hơi đã tăng thêm khoảng 3.000 đồng/kg từ cuối tháng 12-2013, lên mức 51.000 đồng/kg nên đẩy giá bán lẻ lên cao. Bên cạnh lý do giá tăng theo quy luật cuối năm. Sở Công thương Hà Nội cho biết thêm, sau một thời gian thu mua hết lợn mỡ tại các trang trại và trong dân, thương lái Trung Quốc thu mua cả lợn nạc khiến giá lợn tăng nhanh.


Ở nhóm hàng lương thực, đa số các cửa hàng vẫn giữ nguyên giá bán ngoại trừ mặt hàng gạo tẻ, gạo nếp. Gạo Bắc Hương Hải Hậu 18.000 đồng/kg; gạo tám Điện Biên 19.000 đồng/kg… Từ nay đến Tết, giá gạo có thể tăng thêm khoảng 5% nữa do nhu cầu tăng và sản lượng vụ mùa vừa thu hoạch giảm so với dự kiến. Tại các chợ lẻ, duy chỉ có mặt hàng rau củ quả đang vào vụ thu hoạch nên có mặt bằng giá ổn định, cà chua 15.000 đồng/kg; cải cúc: 5000 đồng/mớ.


Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá nhìn nhận, không nên chủ quan với biến động giá cả thị trường. Nếu có biến động bất thường, sẽ báo cáo cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện bình ổn giá và điều tiết theo quy định của Luật Giá.


Trao đổi với Đại Đoàn Kết, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng đến hẹn cứ mỗi dịp Tết giá lại tăng là quy luật. Tuy nhiên điều nguy hiểm, giá cả tăng khi sức mua chưa cải thiện càng khiến cho việc kích tổng cầu khó hơn.


Tiềm ẩn khả năng lạm phát


Năm 2014, diễn biến thị trường giá cả một mặt vẫn chịu sự tác động bởi các chính sách quản lý thị trường giá cả truyền thống cũng như xu thế tăng chậm của tổng cầu đầu tư và tiêu dùng. Mặt khác, lại chịu sự ảnh hưởng của các chính sách nới lỏng tài khóa như tăng thâm hụt NSNN lên 5,3% GDP, đồng thời phát hành thêm 170.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư giai đoạn 2011 – 2015. Vẫn theo ông Ngô Trí Long, lạm phát năm 2014 cũng sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực hơn, nếu cho biến động mạnh trong điều hành chính sách vĩ mô, nhất là khi điều chỉnh tăng đầu tư công, tăng dư nợ tín dụng, tiền lương, giá điện, than và dịch vụ công.


Dự báo về tình hình giá cả, thị trường trong năm 2014 Cục Quản lý giá cho rằng quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường và doanh nghiệp tiếp tục phát huy tác dụng. Song cơ quan này cũng lưu ý, năm 2014 cũng tiềm ẩn nhiều khả năng lạm phát tăng cao do tác động theo độ trễ của những chính sách. Do đó, việc điều chỉnh giá của từng mặt hàng cụ thể cần được cân nhắc liều lượng và phân phối một cách hợp lý để tránh tạo ra những cú sốc trên thị trường, tác động xấu tới đời sống người dân.


Hồ Hương